Bảng chiều cao cân nặng của trẻ 0-10 tuổi và 6 yếu tố quyết định tầm vóc
Có bố mẹ nào đang lo lắng về chiều cao cân nặng của trẻ không? Cùng MarryBaby tìm hiểu xem bé cưng có đang phát triển đúng "chuẩn" không nhé!
Nhìn thấy con cao lớn và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày là ước mơ của không biết bao nhiêu ông bố, bà mẹ. Nhưng chiều cao cân nặng của trẻ như thế nào mới là đúng chuẩn? Trong bài viết sau, bố mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu thêm các thông tin, kiến thức về bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 đến 10 tuổi nhé!
Biểu đồ chiều cao cân nặng của trẻ cho bạn biết gì về bé cưng?
Bằng cách so sánh cân nặng và chiều cao của trẻ với chuẩn mực chung của các bé cùng tuổi và cùng giới tính; bố mẹ có thể biết được bé cưng của mình có đang phát triển tốt, lành mạnh hay không.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên quá “ám ảnh” với những số liệu trong biểu đồ. Mỗi bé có một sự phát triển của riêng mình. Mọi chuyện vẫn ổn miễn là bé đang phát triển ổn định và tỷ lệ thuận theo thời gian.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em gái chuẩn và mới nhất
Dưới đây là bảng chiều cao cân nặng của bé gái chuẩn mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Bố mẹ hãy đối chiếu cân nặng và chiều cao của bé gái căn cứ vào bảng số liệu này để có thể nhận biết được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ em trai
Dưới đây là bảng cân nặng và chiều cao của bé trai chuẩn mới nhất kể từ lúc sơ sinh cho đến khi bé được 10 tuổi. Để phần nào có thể đánh giá được mức tăng trưởng của con qua từng giai đoạn, bố mẹ hãy đối chiếu chiều cao cân nặng của bé yêu căn cứ vào bảng số liệu sau đây.
Khi nào bố mẹ nên lo lắng về chiều cao cân nặng của trẻ?
Bố mẹ nên chú ý khi cân nặng và chiều cao của trẻ có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như đã mấy tháng rồi kể từ khi con bạn lên kg hoặc bé có vẻ nhẹ cân hơn rất nhiều so với những bạn khác cùng tuổi.
Bạn cũng nên chú ý đến những nguyên nhân làm bé chậm tăng cân như bệnh tật hoặc do thói quen ăn uống của bé.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cột mốc phát triển
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby • 31/03/2021
Những năm tháng đầu đời của trẻ luôn mang đến nhiều bất ngờ và vui sướng cho những người làm cha mẹ. Dưới đây là một số cột mốc đáng nhớ trong khoảng thời gian từ khi mới sinh đến khi bé 18 tháng. Và trẻ mấy tháng biết bò?
Các thông tin chung về chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi
Sự phát triển thể chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được xem là điều vô cùng lý thú với nhiều thay đổi đáng ngạc nhiên. Bố mẹ cần theo dõi sát sao sự tăng trưởng của trẻ, cả về cân nặng lẫn chiều cao để nhận biết những thay đổi về nhu cầu và sức khỏe của con yêu.
1. Trẻ sơ sinh
Theo bảng cân nặng trẻ sơ sinh năm 2021, trẻ mới sinh dài trung bình 50cm, nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
2. Trẻ từ 0 đến 4 ngày tuổi
Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5 – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
3. Trẻ từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi
Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh.
4. Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi
Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp đôi so với lúc mới sinh.
5. Trẻ từ 7 đến 12 tháng tuổi
Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này.
Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calorie vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
6. Trẻ từ 1 tuổi (tuổi tập đi)
Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.
7. Trẻ từ 2 tuổi
Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
8. Trẻ từ 3 đến 4 tuổi (tuổi mẫu giáo)
Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
9. Trẻ từ 5 tuổi trở lên
Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.
>>>> Bố mẹ cũng có thể quan tâm Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống, vận động hiệu quả.
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống, vận động hiệu quả.
1. Yếu tố gen di truyền
Chiều cao và cân nặng của trẻ có xu hướng cải thiện, nâng cao trong các gia đình. Điều này cho thấy vai trò của gen đối với sự tăng trưởng của trẻ.
Khả năng trẻ bị thừa cân sẽ cao hơn nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị thừa cân; hoặc bị béo phì. Các gen có thể ảnh hưởng đến lượng chất béo trẻ dự trữ trong cơ thể và vị trí trẻ tích tụ thêm chất béo trên cơ thể.
2. Môi trường sống và sinh hoạt
Nơi trẻ sinh sống, làm việc, vui chơi và thực hành tâm linh có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và hoạt động thể chất cũng như khả năng tiếp cận các loại thực phẩm lành mạnh; và những nơi để vận động.
Ví dụ, sống trong một khu vực có nhiều cửa hàng tạp hóa có thể giúp trẻ tăng khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm có chất lượng tốt hơn, ít calo hơn. Sống trong một khu phố có nhiều không gian xanh; và các khu vực cho hoạt động thể chất an toàn có thể khuyến khích trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn.
Nơi trẻ học và tham gia hoạt động tôn giáo cũng có thể khiến trẻ dễ ăn những thực phẩm không lành mạnh, nhiều calo. Máy bán hàng tự động, quán cà phê hoặc các sự kiện đặc biệt tại trường học của trẻ có thể không có các lựa chọn lành mạnh hơn. Bất cứ khi nào có thể, bố mẹ hãy giúp con ăn những thực phẩm tốt; và giới hạn đồ ăn của trẻ (ví dụ như chỉ một miếng bánh nhỏ hoặc bánh ngọt.)
3. Các tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ
Các tình trạng sức khỏe khác nhau cũng có thể khiến trẻ không đạt được chiều cao và cân nặng bình thường. Chúng có thể bao gồm:
- Thiếu dinh dưỡng.
- Những vấn đề liên quan đến thận, phổi hoặc tim.
- Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
- Căng thẳng quá mức, dai dẳng.
>>>> Bố mẹ đừng quên xem Bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học mẹ cần biết
4. Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ
Thói quen ăn uống và lối sống của gia đình có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Một số gia đình có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung; hoặc ăn một lượng lớn thực phẩm không lành mạnh tại các buổi họp mặt gia đình.
Một số gia đình cũng có thể dành nhiều thời gian không hoạt động thể thao để xem TV, sử dụng máy tính hoặc sử dụng thiết bị di động thay vì hoạt động.
Văn hóa xã hội, dân tộc hoặc nhóm tôn giáo cũng có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ do thói quen ăn uống và lối sống chung. Một số nền văn hóa có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung.
Một số phương pháp chế biến thực phẩm thông thường; chẳng hạn như chiên, có thể dẫn đến lượng calo cao. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân.
>>>> Bố mẹ xem thêm Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày
5. Sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú
Phụ nữ mang thai thừa cân hoặc hút thuốc có thể khiến trẻ bị thừa cân khi sinh hoặc khi còn nhỏ. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây béo phì ở người trưởng thành.
Sự hạn chế tăng trưởng trong tử cung: Đây là tình trạng mà sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng trong bụng mẹ. Thiếu chăm sóc khi mang thai; hoặc hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé; khiến trẻ bị thấp bé nhẹ cân.
6.Thói quen ăn uống; vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao
Thói quen ăn uống và hoạt động thể chất của trẻ có thể tác động đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Một số ví dụ về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ bao gồm:
- Ăn và tiêu thụ đồ uống chứa nhiều calo, đường, chất béo.
- Uống nhiều món có nhiều đường bổ sung.
- Dành nhiều thời gian ngồi hoặc nằm; và hạn chế hoạt động thể chất.
Nhìn chung, yếu tố di truyền có thể tác động nhiều đối với chiều cao cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục; có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong quá trình phát triển.
Khi lớn hơn; trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt; và vận động nhiều để giúp cơ thể tạo ra các kích thích tố cần thiết để phát triển. Nếu bố mẹ lo lắng rằng tầm vóc của con quá lệch bảng cân nặng và chiều cao của trẻ; bố mẹ nên liên hệ với bác sĩ để được đánh giá và xác định điều trị.