Từ xa xưa, các thế hệ người Việt Nam luôn coi trọng việc học là nền tảng cho mọi thắng lợi. Truyền thống quý báu đó đã được hình thành, hun đúc và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, tự học và học tập suốt đời như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Đảng ta cũng xác định: GD&ĐT đã phát triển mạnh mẽ, ý thức học tập suốt đời đã thấm sâu vào từng dòng họ, từng gia đình, mọi tầng lớp nhân dân. Vì vậy, muốn thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam làm cho “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” thì phải tiếp tục phát triển giáo dục. Điều đó, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể và mọi người dân cần quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng xã hội học tập, đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội bình đẳng trong học tập đào tạo, đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xã hội học tập và học tập suốt đời”.
Lúc sinh thời, vua Quang Trung từng nói: XD đất nước phải lấy việc học làm đầu. Trải qua bao thế kỉ, câu nói ấy vẫn còn nguyên giá trị, và chúng ta tin tưởng rằng, cho đến mãi mãi về sau câu nói đó vẫn là một chân lý sáng ngời. Cũng như nhân ta thường nói: Để cho con một hòm vàng không bằng dạy con một quyển sách hay. Quả đúng như vậy. Điều này đã được thực tế đã chứng minh, đất nước ta đã phát triển ngày càng văn minh hơn đó là nhờ vào việc học. Chính vì thế đề cao việc học đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bất cứ thời đại nào thì việc học cũng quan trọng và được đặt lên hàng đầu. Đảng ta coi GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Điều đó đòi hỏi các cấp lãnh đạo, các ban ngành đoàn thể, chính quyền địa phương cùng ra sức đầu tư cho giáo dục, chăm sóc cho sự nghiệp trồng người.
Trong những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân các cấp trong địa bàn xã...... cùng với các tổ chức xã hội trong xã đã không ngừng quan tâm chỉ đạo phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; Việc làm này đã được các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức và các lực lượng xã hội, các tầng lớp nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, trong đó các trường trong xã và Hội khuyến học giữ vai trò nòng cốt. Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đã trở thành phong trào rộng khắp, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân, tạo cơ hội cho người dân được học tập, học tập suốt đời, từng bước xây dựng xã...... nói chung, trường......... nói riêng cùng cả nước trở thành xã hội học tập.
Quán triệt chủ trương của Đảng và Nhà nước về “xây dựng xã hội học tập, bảo đảm cho tất cả các công dân Việt Nam có cơ hội bình đẳng trong học tập, đào tạo”, trong thời gian tới trường ........ sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT và học tập suốt đời, tạo ra phong trào mọi người tự giác học tập. Kết hợp với phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến, các mô hình thế hệ truyền thống các lớp, các khối học sinh, tuyên truyền động viên “gia đình hiếu học”, “dòng họ hiếu học”, tuyên dương khen thưởng kịp thời các tấm gương tốt về công tác xây dựng xã hội học tập.