Coronavirus gây nên bệnh viêm phổi nghiêm trọng xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Nó đã lan sang Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc... và cả Việt Nam. Với sự phát triển chưa toàn diện và sức đề kháng còn yếu, bố mẹ nên làm gì để bảo vệ bé yêu giữa “tâm bão” corona nguy hiểm này? Hãy tham khảo ngay những thông tin sau đây của Conlatatca tổng hợp dựa trên chỉ đạo của Sở Y tế.
01/02/2020
Theo các chuyên gia, trẻ em là nhóm người đặc biệt, dễ bị coronavirus Vũ Hán nhắm đến bởi sức đề kháng và khả năng tự miễn dịch còn yếu. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên trang bị và cập nhật đầy đủ những kiến thức cần thiết để ngăn ngừa, kiểm soát căn bệnh nguy hiểm này cho các con.
Tổng quan về Coronavirus bố mẹ nên biết
Coronavirus là gì?
Coronavirus (2019-nCoV) còn được gọi là coronavirus Vũ Hán hoặc viêm phổi Vũ Hán. Đây là chủng virus ARN liên kết đơn chính nghĩa mới, có “họ hàng” với đại dịch SARS và MERS.
Coronavirus Vũ Hán được chẩn đoán là viêm phổi mang tính virus/ truyền nhiễm phần phổi. Chúng có thời gian lây bệnh khoảng 15 phút và ủ bệnh kéo dài từ 1 đến 14 ngày ở cả trẻ em lẫn người lớn. Theo các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm: Trung bình mỗi người mắc coronavirus sẽ lây cho 2 đến 3 người khác.
Từ một báo cáo đã cho rằng virus corona Vũ Hán lây nhiễm ngay cả trong thời gian ủ bệnh
Nguồn gốc của viêm phổi Vũ Hán
Corona bắt đầu bùng phát và lây lan từ cuối năm 2019 tại khu chợ hải sản Huanan, Vũ Hán, Trung Quốc. Các nhà khoa học cho biết: Chủng coronavirus có nguồn gốc từ dơi, sau đó thông qua một loài động vật trung gian chưa được xác định và truyền sang người.
Cách thức lây lan và các triệu chứng khi bị nhiễm virus corona
Để không bị nhầm lẫn giữa coronavirus và
bệnh cảm lạnh ở trẻ, các bậc phụ huynh nên chú ý những thông tin sau đây:
Trẻ bị nhiễm virus corona Vũ Hán do đâu?
- Trẻ vui chơi với các vật chứa virus corona Vũ Hán và đưa lên miệng, mũi, mắt,…
- Bé yêu bị lây từ người bệnh thông qua những hành động tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể: ho, hắt hơi, bắt tay, hôn,…
- Vô tình để các chất thải của người bệnh dính vào người cũng là nguyên nhân khiến các con dễ bị viêm phổi Vũ Hán.
Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm coronavirus
Virus corona Vũ Hán có những triệu chứng gần giống với cảm lạnh thông thường như: sốt, chân tay bất bình thường, ho, gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, hệ tim mạch và nhãn khoa,…
Nếu gặp các triệu chứng trên, bố mẹ nên đưa con đi khám ngay lập tức!
Tuy nhiên, sự khác biệt lớn nhất ở coronavirus mà cảm lạnh thông thường hiếm gặp là biểu hiện bé bị tiêu chảy; thở quá nhanh hoặc quá chậm. Đặc biệt, ở trẻ sơ sinh còn có dấu hiệu thở khò khè nặng; suy thoái ở môi, da gây ra tình trạng tím tái.
Cách phòng tránh và bảo vệ bé khỏi coronavirus
Với sức đề kháng yếu hơn người lớn, bố mẹ nên có một chế độ sinh hoạt cũng như ăn uống hợp lý để giúp các con phòng tránh bệnh một cách an toàn và hiệu quả.
Chuẩn bị một chế độ sinh hoạt khoa học
Ngủ nghỉ và sinh hoạt khoa học là một trong những "liều thuốc kháng bệnh tự nhiên" giúp trẻ vượt qua được mùa dịch bệnh an toàn. Cụ thể như sau:
Bảo vệ trẻ và gia đình hằng ngày
- Khi hắt hơi, ho, sổ mũi, bố mẹ cần che mũi, miệng bằng khăn giấy, sau đó vứt bỏ vào thùng rác và rửa tay với xà phòng thật sạch.
- Không hôn, dùng chung thức ăn, dụng cụ ăn và dùng miệng để làm nguội thức ăn cho trẻ. Đây là một trong những nguyên nhân được cảnh báo có nguy cơ cao khiến các con dễ bị viêm phổi Vũ Hán.
- Không cho trẻ đến những nơi công cộng đông người.
- Đeo khẩu trang thật phù hợp từ giá tiền đến mục đích sử dụng.
- Thường xuyên thay quần áo cho trẻ sau khi tiếp xúc với nhiều người.
- Hướng dẫn con súc miệng bằng nước muối trước, sau khi ngủ,…
Kiểm soát nghiêm ngặt việc rửa tay
6 bước rửa tay cho bé giúp phòng tránh bệnh viêm phổi Vũ Hán
Bố mẹ nên dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi tiểu tiện và chạm vào những đồ vật thiếu sạch sẽ. Bên cạnh đó, không cho bé mút tay, ngoáy mũi hoặc dựa vào những bề mặt ở nơi công cộng.
Vệ sinh và khử trùng nhà cửa sạch sẽ
Các bậc phụ huynh nên giữ cho môi trường trong và xung quanh nhà luôn sạch sẽ, gọn gàng để tránh sự phát triển của virus corona Vũ Hán. Hãy cố gắng duy trì nhiệt độ phòng trên 25 độ C bằng cách mở cửa sổ để nắng chiếu vào thường xuyên. Hạn chế bật điều hòa quá thấp (dưới 25 độ).
Ngoài ra, những đồ dùng như điện thoại di động, ipad, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập cũng cần được khử trùng thường xuyên bằng nước đun sôi trong 30 phút. Đối với những vật dụng không chịu được nhiệt độ cao, bố mẹ có thể thay thế bằng rượu trắng hoặc đặt chúng dưới ánh nắng mặt trời để làm sạch.
Cách ly kịp thời, đúng cách
- Nếu người thân trong gia đình bị nghi ngờ hoặc được xác nhận trong gia đình có người nhiễm bệnh, bố mẹ cần khử trùng nhà, phòng người bệnh và các vật dụng liên quan. Lưu ý: Nên sử dụng chất khử clo từ 4 – 10 lần/ngày để ngăn chặn coronavirus lây lan sang trẻ.
- Nếu bản thân các con bị nhiễm bệnh, bố mẹ cần tiến hành cách ly và đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tình trạng bệnh không xấu đi.
Cho trẻ sinh hoạt và nghỉ ngơi phù hợp
Bố mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi và sinh hoạt tại nhà, tránh tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bệnh
Mẹ không nên cho bé xem tivi, chơi trò chơi trong một khoảng thời gian dài. Thay vào đó, hãy cho các con vui chơi thể chất để kích thích trí não cũng như các hệ cơ được vận động làm tăng sức đề kháng và phòng chống được bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi, bố mẹ nên cho trẻ ngủ đủ giấc theo từng độ tuổi của trẻ sơ sinh, trẻ 1 tháng tuổi, trẻ 2 tuổi,… để con lấy lại sức và khỏe mạnh hơn.
Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp với trẻ
- Theo dõi, quan sát và đảm bảo nhu động ruột của trẻ được ổn định mỗi ngày.
- Cung cấp đủ các thực phẩm giàu protein, rau củ quả tươi, các loại hạt (áp dụng cho trẻ có thể nhai).
- Bổ sung nhiều vitamin C, khoáng chất để cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.
- Nấu chín kỹ tất cả các loại thực phẩm trước khi cho bé ăn.
- Cho bé uống đủ lượng nước mỗi ngày (nên uống nước ấm và không nên uống nước lạnh để tăng tốc độ trao đổi chất của cơ thể).
Có thể bạn quan tâm
Ngày 09 tháng 08 năm 2019Lưu bài viết
Ngày 02 tháng 11 năm 2019Lưu bài viết
Những lưu ý bố mẹ nên nhớ giữa “tâm bão” coronavirus
Để không hoang mang và giảm thiểu lo lắng, các bậc phụ huynh nên lưu ý những điều sau:
- Đọc và tham khảo các nguồn tin tức đáng tin cậy về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.
- Tham khảo thêm các kiến thức về bệnh cúm, bệnh viêm phổi thông thường để phân biệt với coronavirus.
- Cẩn thận và đề phòng với những người trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc.
- Không cho trẻ đi du lịch trong thời gian dịch bệnh đang phát triển và lây lan rộng rãi.
- Cho trẻ tiêm phòng cúm để đảm bảo sức khỏe tuyệt đối giữa mùa bệnh dịch nguy hiểm.
- Nếu có biểu hiện của bệnh dịch này bố mẹ nên cho trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và điều trị ngay lập tức.
Đến bệnh viện nào ở Việt Nam để điều trị virus corona Vũ Hán?
Khi nghi ngờ nhiễm virus corona, người dân sẽ được tiếp nhận, theo dõi và cách ly triệt để tại địa phương
Nếu diễn biến bệnh càng ngày càng nặng hoặc được xác định dương tính với chủng virus corona mới bố mẹ nên cho trẻ đến các bệnh viện tuyến cuối để điều trị.
- Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Hà Nội (cơ sở Kim Chung): Dành cho người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Nếu hết số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội).
- Bệnh viện Trung ương Huế: Dành cho người bệnh ở các tỉnh miền trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).
- Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh: Dành cho người bệnh từ Khánh Hòa trở vào. Nếu hết số giường bệnh dự phòng, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh.
Hy vọng, với những kiến thức bổ ích nói trên, bố mẹ sẽ có một tâm lý vững vàng hơn để bảo vệ con trẻ và gia đình của mình giữa dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.