Mức độ lây nhiễm COVID-19 ở trẻ em? Bảo vệ trẻ em như thế nào trước COVID-19? Đeo khẩu trang có cần thiết và an toàn cho trẻ em hay không... là những thắc mắc mà chưa hẳn bậc cha mẹ nào cũng đã biết.Với sự gia tăng nhanh chóng của các trường hợp dương tính với COVID-19 trong làn sóng lan truyền mới đây ở Việt Nam, đại dịch đang tác động lên mọi người ở mọi lứa tuổi trong đó có trẻ em. Điều này dẫn đến các bậc cha mẹ phải tìm kiếm thông tin để bảo vệ con cái và từng bước thực hiện nếu không may con cái của họ hoặc thành viên gia đình có triệu chứng hoặc xét nghiệm dương tính với COVID-19. Về quan điểm này, Tổ chức Phát triển quốc tế USAID của Mỹ đã hợp tác với các đối tác Nishtha và Jhpiego ở Ấn Độ để phát triển tài liệu mang tính tham khảo cho các bậc cha mẹ để giúp họ chèo lái qua những lúc khó khăn này.
Trẻ em có dễ bị lây nhiễm trong suốt thời kỳ làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới đây hay không?
Trẻ em ít dễ bị lây nhiễm COVID-19. Tuy nhiên, vì số lượng người bị lây nhiễm trong làn sóng lây nhiễm thứ 3 (ở Ấn Độ) là cao hơn nhiều, tổng số trẻ em bị lây nhiễm cũng đã tăng lên tương ứng.
Trẻ em được bảo vệ như thế nào trước COVID-19?
Thực hiện những hành vi phù hợp phòng dịch COVID-19 như rửa tay, đeo khẩu trang thích hợp, và giữ giãn cách xã hội.
Tránh tham gia các hoạt động công cộng, sự kiện xã hội tập trung đông người, các hoạt động vui chơi theo nhóm
Giữ cho trẻ tránh xa những thành viên gia đình bị nhiễm COVID-19 và thực hiện hướng dẫn cách ly tại nhà phù hợp.
Đeo khẩu trang có cần thiết và an toàn cho trẻ em hay không?
Việc đeo khẩu trang là cần thiết cho trẻ em trên 2 tuổi theo như khuyến cáo của Viện Nhi khoa Ấn Độ.
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì những lý do an toàn.
Mức độ nghiêm trọng của những đứa trẻ bị lây nhiễm COVID-19.
Đa số trẻ em có triệu chứng bệnh hoặc triệu chứng bệnh nhẹ.
Một tỷ lệ nhỏ (<10-20%) của những đứa trẻ có triệu chứng bệnh có thể cần đến dịch vụ bệnh viện.
1% đến 3% trẻ có triệu chứng bệnh có thể bị bệnh nặng và yêu cầu nhập viện để chăm sóc đặc biệt.
Ai có thể gặp rủi ro phát triển bệnh nghiêm trọng?
Trẻ em với các tình trạng bệnh nền, bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, bệnh viêm phổi mãn tính, rối loạn chức năng nội tạng mãn tính, và béo phì có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Làm thế để đảm bảo niềm vui vật chất và tinh thần của trẻ em trong thời kỳ COVID-19?
Đảm bảo chế độ ăn uống cân bằng; tăng cường học các kỹ năng mới; tập yoga và thể dục; kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình: giới hạn thời gian xem TV và sử dụng điện thoại di động; đảm bảo đầy đủ thời gian ngủ.
Làm thế nào để quản lý các trường hợp dương tính COVID-19 trong gia đình?
Nếu mẹ và trẻ đều dương tính với COVID-19: Hãy để trẻ ở cùng với mẹ, trừ khi mẹ bị ốm quá nặng và cần dịch vụ bệnh viện. Đối với trẻ sơ sinh, tiếp tục cho con bú cho đến lúc nào vẫn còn có khả năng.
Nếu mẹ dương tính và con âm tính với COVID-19: Mẹ vẫn có thể chăm sóc con nếu không có lựa chọn nào tốt hơn cho trẻ và mẹ vẫn chưa quá ốm và chưa cần dịch vụ bệnh viện. Tuy nhiên, mẹ nên thực hiện theo những khuyến cáo phòng dịch COVID-19 phù hợp như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang phù hợp, và giữ giãn cách xã hội.
Nếu trẻ dương tính và ba mẹ âm tính với COVID-19: Ba mẹ có thể chăm sóc trẻ ở trong hoặc ngoài bệnh viện. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống, ba mẹ nên sử dụng khẩu trang và thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp.
Tránh để trẻ bị nghi nhiễm COVID-19 ở với ông bà: Vì những người lớn tuổi có rủi ro cao dẫn đến bệnh tình nặng hơn và trừ khi trẻ âm tính hoặc không có triệu chứng nhiễm COVID-19, trẻ không nên ở với ông bà.