Để tăng cường hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới, thời gian qua, Sở Y tế Hà Nội đã triển khai thí điểm mô hình "Bệnh viện Chị - Em" giữa Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và các đơn vị y tế tuyến huyện, xã tại huyện Ba Vì.
Trong đó, các bệnh viện tuyến trên hỗ trợ toàn diện đơn vị tuyến huyện trong việc phát triển, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật, phát triển nguồn lực, hỗ trợ cải tiến quy trình vận hành bệnh viện, quy trình khám, chữa bệnh.
Theo Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND thành phố Hà Nội đến năm 2030”, 4 bệnh viện đảm nhận chức năng vùng gồm: Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn. Bên cạnh đó, Hà Nội phát triển các Bệnh viện đa khoa hạng I và Bệnh viện chuyên khoa đáp ứng khám, chữa bệnh cấp chuyên sâu; Bệnh viện đa khoa hạng II đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh cơ bản theo quy định Bộ Y tế; phát triển các phòng khám đa khoa và trạm Y tế đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu; củng cố, phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện đáp ứng nhu cầu cấp cứu của người dân trên địa bàn thành phố; phát triển nguồn nhân lực y tế đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, năng lực chuyên môn và y đức, với cơ cấu và phân bố hợp lý.
(https://baotintuc.vn/benh-vien-bac-si/ha-noi-mo-rong-mo-hinh-benh-vien-chi-emho-tro-co-so-y-te-tuyen-huyen-20240716132914368.htm)
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh
Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Đây là những thông tin được Tiến sĩ Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội cho biết tại Hội nghị sơ kết công tác Y tế 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, do Sở Y tế Hà Nội tổ chức vừa qua.
Sở Y tế cũng đã ban hành kế hoạch về chuyển đổi số, xây dựng hệ thống y tế thông minh năm 2024 của ngành Y tế Hà Nội, triển khai các nhiệm vụ theo Đề án 06 của Chính phủ. Trong đó, triển khai thí điểm Hồ sơ sức khỏe, Sổ sức khỏe điện tử trên địa bàn Thành phố; kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa, 297 trạm y tế với trên 3,5 triệu hồ sơ đã được đẩy thành công lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm để sẵn sàng hiển thị trên ứng dụng VneID; hơn 16,2 triệu lượt khám chữa bệnh được đồng bộ từ phần mềm quản lý khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh lên Hệ thống Hồ sơ sức khỏe Thành phố…
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Giám đốc phụ trách Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Đình Hưng yêu cầu các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh; chủ động giám sát các chỉ số bọ gậy, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết tại các khu vực xuất hiện ca bệnh, ổ dịch, khu vực nguy cơ cao, từ đó triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời; tăng cường phát hiện mới người nhiễm HIV tại tất cả các cơ sở y tế trên địa bàn, tập trung tư vấn xét nghiệm cho các đối tượng nguy cơ cao, kết nối điều trị; tăng cường kết nối phản hồi, cập nhật thông tin người nhiễm từ các cơ sở điều trị với xét nghiệm HIV; nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ về công tác dân số cho đội ngũ cán bộ dân số các cấp và chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ thực hiện các Đề án, Kế hoạch nâng cao chất lượng dân số.
Các đơn vị tiếp tục tham mưu, triển khai hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội đến năm 2030”, Luật Thủ đô (sửa đổi); đảm bảo quyền lợi của người dân tham gia bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh; mở rộng triển khai mô hình “Bệnh viện Chị - Em” nhằm hỗ trợ chuyên môn giữa các bệnh viện, trung tâm y tế; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại các đơn vị...
(https://laodongthudo.vn/ha-noi-day-manh-chuyen-doi-so-trong-cong-tac-kham-chua-benh-173782.html)
Xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến, hiện đại
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua có nhiều điểm mới. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã định hướng sự phát triển đồng bộ, cân đối và đảm bảo tính kết nối cao, tương tác hiệu quả giữa mạng lưới cơ sở y tế Quốc gia (do Bộ Y tế quản lý) và mạng lưới cơ sở y tế địa phương (do TP Hà Nội quản lý).
Theo đó, Luật Thủ đô xác định xây dựng hệ thống y tế Thủ đô tiên tiến, hiện đại phù hợp với cơ cấu, quy mô dân số, địa bàn thực hiện, đáp ứng toàn diện nhu cầu chăm sóc sức khỏe Nhân dân, là trung tâm lớn về y tế của cả nước và khu vực. Tập trung phát triển một số lĩnh vực tiếp cận trình độ công nghệ thế giới. Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh và năng lực của hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở, mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình. Phát triển hệ thống cấp cứu ngoại viện công lập và ngoài công lập.
HĐND TP quy định việc sử dụng ngân sách TP để hỗ trợ thanh toán một số dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình chưa được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình trên địa bàn TP; việc sử dụng ngân sách TP để hỗ trợ thanh toán dịch vụ cấp cứu ngoại viện; và mức giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình, mức giá dịch vụ cấp cứu ngoại viện chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và tỷ lệ đồng chi trả của người bệnh khi sử dụng dịch vụ cấp cứu ngoại viện để làm cơ sở thực hiện việc hỗ trợ thanh toán quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
(https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/xay-dung-he-thong-y-te-thu-do-tien-tien-hien-dai-387970.html)
Bộ Y tế quy định mới nhất điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức y, dược, dân số
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan vừa ban hành Thông tư 11/2024 quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành y, dược, dân số.
Theo đó, về phạm vi điều chỉnh của Thông tư 11 gồm: Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh Bác sĩ cao cấp (hạng I), Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I), Y tế công cộng cao cấp (hạng I), Dược sĩ cao cấp (hạng I);
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng lên chức danh Bác sĩ chính (hạng II), Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II), Y tế công cộng chính (hạng II), Dược sĩ chính (hạng II), Điều dưỡng hạng II, Hộ sinh hạng II, Kỹ thuật y hạng II, Dinh dưỡng hạng II, Dân số viên hạng
(https://suckhoedoisong.vn/bo-y-te-quy-dinh-moi-nhat-dieu-kien-xet-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-vien-chuc-y-duoc-dan-so-169240716001127907.htm)
Bé gái 13 tuổi ở Hà Nội nguy kịch, phải thở máy chỉ vì một vết ong đốt ở mi mắt
Theo gia đình bé gái 13 tuổi (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết khoảng 22h đêm 9/7, bệnh nhân bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. Khi phát hiện ra ong đốt (khoảng 3 đến 5 phút) gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra thì tại chỗ đốt nổi ban. Tại vết đốt xuất hiện sưng, đỏ sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể (tính theo giây). Ngay sau đó sau, gia đình đưa con đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
"Quãng thời gian tới Bệnh viện chỉ 4km mất khoảng 10 phút đi xe nhưng khi đi được 1km cháu quá chóng mặt. Tôi đã động viên cháu cố gắng lên. Khi 2 bố con vào đến bệnh viện, mắt của cháu đã sưng phù, không mở được".
(https://kenh14.vn/be-gai-13-tuoi-o-ha-noi-nguy-kich-phai-tho-may-chi-vi-mot-vet-ong-dot-o-mi-mat-2024071615361679.chn)