UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch tổ chức các hoạt động truyền thông về chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế nhân dịp 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam (1/7/2009 - 1/7/2024).
UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội thành phố trong thực hiện tuyên truyền chính sách, pháp luật bảo hiểm y tế và các hoạt động truyền thông nhân dịp 15 năm Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam.
(https://hanoimoi.vn/nang-cao-chat-luong-kham-chua-benh-bao-hiem-y-te-tai-y-te-co-so-671430.html)
Tuần thứ 6 liên tiếp, Hà Nội có số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 28-6 đến 5-7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 34 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện, trong đó tại huyện Đan Phượng có 68 trường hợp.
Như vậy, tính từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.058 trường hợp mắc (tăng gần 1,4 lần so với cùng kỳ năm 2023).
Ngoài ra, tuần qua ghi nhận thêm 1 ổ dịch sốt xuất huyết tại phường Dương Nội, quận Hà Đông. Tổng số ổ dịch từ đầu năm đến nay là 18. Hiện còn 5 ổ dịch đang hoạt động.
(https://hanoimoi.vn/tuan-thu-6-lien-tiep-ha-noi-co-so-ca-mac-sot-xuat-huyet-gia-tang-671470.html)
Bắc Từ Liêm: không có giấy chứng nhận ATTP, chủ quán cơm bị phạt 12,5 triệu đồng
UBND quận Bắc Từ Liêm đã có Quyết định số 2819/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với ông Nguyễn Thế Vinh - chủ cơ sở chế biến cơm suất; kinh doanh dịch vụ ăn uống (số 689 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội).
Ông Vinh đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính khi kinh doanh dịch vụ ăn uống loại hình chế biến suất ăn sẵn mà không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Với lỗi vi phạm trên, ông Vinh bị xử phạt 12,5 triệu đồng.
Quận Bắc Từ Liêm là địa bàn có số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố lớn với 4.164 cơ sở. Trong đó, TP quản lý 89 cơ sở (tỷ lệ 2,1%); quận quản lý 926 cơ sở (tỷ lệ 22,3%); phường 3.156 cơ sở (tỷ lệ 75,7%), 1 trung tâm thương mại, 3 siêu thị, 11 chợ có ban quản lý, có chợ đầu mối phân phối thực phẩm.
Thời gian qua, các đoàn kiểm tra liên ngành của quận đã kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm 724 cơ sở sản xuất, kinh doanh, kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn. Trong đó, quận kiểm tra 141 cơ sở; tuyến phường kiểm tra 583 lượt cơ sở.
Qua kiểm tra, các đoàn đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm. Cụ thể, các đoàn xử phạt vi phạm hành chính 54 cơ sở, với 260 triệu đồng; tịch thu và tiêu hủy 1.880 kg thịt đông lạnh. Trong quá trình kiểm tra, các đoàn đã xét nghiệm nhanh mẫu đạt 902/1.005 mẫu (tỷ lệ mẫu đạt 89,6%).
(https://kinhtedothi.vn/bactu-liem-khong-co-giay-chung-nhan-attp-chu-quan-com-bi-phat-12-5-trieu-dong.html)
Thực hư sữa Hiup uống là "tăng 3-5cm sau 3-6 tháng"
"Cam kết tăng chiều cao 3-5cm chỉ sau 3-6 tháng", "trả hàng và hoàn tiền 100% nếu con không hợp sữa"; "giúp con cao như hoa hậu, như người mẫu"... Những nội dung này được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong các bài quảng cáo về sữa Hiup, tràn ngập trên các nền tảng mạng xã hội thời gian gần đây.
Tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề, phóng viên tìm đến cơ sở tại ngõ 1194 đường Láng, Hà Nội được giới thiệu trên Fanpage quảng cáo sữa Hiup. Đây cũng là địa chỉ tư vấn viên giới thiệu khi chúng tôi ngỏ ý muốn mua hàng trực tiếp.
Tại cơ sở này, phóng viên tiếp tục thắc mắc về cam kết tăng 3-5cm chiều cao sau 6 tháng uống sữa với nhân viên cửa hàng.
Cũng như các kịch bản trước, người này phân tích khả năng hỗ trợ tăng chiều cao của sữa tùy vào độ tuổi. Với trường hợp ở tuổi dậy thì khi uống sữa sẽ giúp tăng chiều cao mạnh nhất. Giai đoạn này uống sữa có thể giúp tăng chiều cao 3-5cm như quảng cáo.
Liên quan đến sản phẩm sữa Hiup quảng cáo "thổi phồng" tăng chiều cao sau vài tháng, mới đây, ngày 21/3, Sở Y tế Hà Nội đã có quyết định số 75/QĐXPVPHC xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam.
Sở Y tế Hà Nội xác định, Công ty TNHH Kinh doanh và Công nghệ Alama Việt Nam đã có hành vi quảng cáo thực phẩm (sản phẩm dinh dưỡng Hiup 27 tại trang web https://www.hiupchinhhang.vn/) không phù hợp với một trong các tài liệu theo quy định.
Liên quan đến những nội dung quảng cáo này, lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm đánh giá, sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, việc quảng cáo uống vào hết táo bón, cam kết tăng 3-5cm chiều cao sau 3-6 tháng là không có cơ sở.
(https://dantri.com.vn/suc-khoe/thuc-hu-sua-hiup-uong-la-tang-3-5cm-sau-3-6-thang-20240626142228516.htm)
Cô gái 18 tuổi mắc bệnh bạch hầu, nguy cơ lây cộng đồng
Cô gái này tạm trú tại thôn Trung Tâm, xã Hợp Thịnh, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, ngày 25-28/6 về Nghệ An thi tốt nghiệp THPT và ở cùng phòng với một nữ sinh khác. Sau thi, ngày 1/7 cô đón xe khách từ huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) về huyện Hiệp Hòa.
Vài ngày sau nữ sinh ở chung phòng phát bệnh rồi tử vong, CDC tỉnh Nghệ An ghi nhận do bệnh bạch hầu, điều tra dịch tễ và thông báo CDC Bắc Giang về ca nghi nhiễm trên. Ngày 5/7, cô gái bị đau họng, biết tin bạn từng ở cùng phòng tử vong do bạch hầu nên ra tiệm thuốc mua kháng sinh uống.
(https://vnexpress.net/co-gai-18-tuoi-mac-benh-bach-hau-nguy-co-lay-cong-dong-4767263.html)
Nhà thuốc bệnh viện mua thực phẩm chức năng, vật tư y tế để bán lẻ có phải tuân thủ Luật Đấu thầu?
Theo đó, Quốc hội đã ban hành Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15; Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2024/NĐ-CP ngày 27/02/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Thông tư số 06/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 hướng dẫn việc cung cấp, đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu và mẫu hồ sơ đấu thầu trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; Thông tư số 07/2024/TT-BKHĐT ngày 26/4/2024 quy định chi tiết mẫu hồ sơ yêu cầu, báo cáo đánh giá, báo cáo thẩm định, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu.
Các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Y tế: Thông tư số 04/2024/TT-BYT ngày 20/4/2024 quy định danh mục mua sắm tập trung cấp quốc gia đối với thuốc; Thông tư số 05/2024/TT-BYT ngày 14/5/2024 quy định danh mục thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm được áp dụng hình thức đàm phán giá và quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu áp dụng hình thức đàm phán giá; Thông tư số 07/2024/TT-BYT ngày 17/5/2024 quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập.
(https://suckhoedoisong.vn/nha-thuoc-benh-vien-mua-thuc-pham-chuc-nang-vat-tu-y-te-de-ban-le-co-phai-tuan-thu-luat-dau-thau-169240708091519207.htm)
Tái diễn vấn nạn quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng chữa bách bệnh
Sau khoảng thời gian tạm lắng, các quảng cáo thuốc đông y trị xương khớp, tiểu đường và vô số bệnh khác đã quay trở lại quấy rối người dùng YouTube tại Việt Nam.
Liên lạc theo số điện thoại 0965332XXX trên một đoạn quảng cáo sản phẩm "Khớp Thiên Vương", PV liền nhận về loạt tư vấn. Người ở đầu dây xưng là bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội, Bác Sĩ CK2 BVĐK Hà Đông với 40 năm kinh nghiệm) - tư vấn: "Với sản phẩm đông y sẽ điều trị gout khỏi dài lâu, đã khỏi là khỏi tận gốc, mỗi tháng dùng 1 liệu trình gồm 1 lọ Khớp Thiên Vương (60 viên), tặng kèm 1 chai dạng xịt xoa bóp... số tiền cần bỏ ra hằng tháng khoảng 1,7 triệu đồng".
Người này không quên dặn kèm, muốn mua hàng thật phải gọi vào đúng số điện thoại nêu trên các đoạn quảng cáo xem trên tivi hay truyền hình. Quá trình trao đổi với PV, người tư vấn này luôn khẳng định sản phẩm Khớp Thiên Vương là thuốc, có tác dụng chữa bệnh và mỗi liệu trình dùng sẽ kéo dài 3 tháng, các triệu chứng bệnh xương khớp hay gout sẽ được trị khỏi. Tuy nhiên theo tìm hiểu, sản phẩm này là thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
(https://laodong.vn/xa-hoi/tai-dien-van-nan-quang-cao-thuoc-thuc-pham-chuc-nang-chua-bach-benh-1362984.ldo)