Trước tình hình dịch Covid – 19 đang diễn biến phức tạp, bố mẹ nên có các biện pháp phòng tránh khoa học để đảm bảo an toàn cho bé và các thành viên trong gia đình. Ngoài hạn chế tiếp xúc nơi đông người, không ăn chung, ngủ chung thì súc họng để sát khuẩn là một việc rất cần thiết.
09/03/2020
Covid – 19 đang lan truyền với tốc độ chóng mặt ở hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới. Con số này vẫn chưa có dấu hiệu giảm tính đến tháng 3/2020. Vì vậy, trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình nên súc họng và áp dụng các biện pháp phòng tránh dịch thường xuyên, để giữ khoảng cách với Coronavirus.
Cơ chế lây nhiễm và phát bệnh của Covid – 19
Dưới đây là cơ chế lây nhiễm và gây bệnh của Coronavirus bố mẹ nên thuộc lòng để có cách phòng tránh phù hợp nếu trẻ nhỏ và các thành viên trong gia đình lỡ tiếp xúc gần.
Cơ chế lây nhiễm của bệnh viêm phổi Vũ Hán
Bố mẹ nên vệ sinh thật sạch 4 con đường này để hạn chế tối đa Coronavirus xuất hiện
Sau khi tiếp xúc trực tiếp với các giọt hô hấp của người bị nhiễm bệnh hoặc chạm vào các bề mặt có virus, Covid – 19 bắt đầu đi vào vùng hầu họng, xâm nhập đến các tế bào niêm mạc và sản sinh ra hàng trăm con.
Khi phát triển đủ lớn cả về số lượng và cấu trúc, Covid – 19 sẽ phá vỡ tế bào để lan rộng ra ngoài. Cùng với đó, chúng sẽ tìm cách chui vào những tế bào mới và đi sâu vào cơ thể của trẻ hoặc các thành viên trong gia đình.
Viêm phổi Vũ Hán phát bệnh như thế nào?
Trong thời gian ủ bệnh, trẻ em hoặc các thành viên khác trong gia đình ít xuất hiện các triệu chứng. Do đó, nó có khả năng âm thầm lây truyền virus từ người này sang người khác.
Đến một lúc nào đó, khi số lượng virus đủ lớn, nó sẽ phá vỡ hệ miễn dịch của con người và bệnh bắt đầu bùng phát.
Lưu ý: Tùy thuộc vào sức khỏe của mỗi bé, mỗi người mà thời gian ủ bệnh và phát bệnh sẽ khác nhau.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 01 tháng 02 năm 2020Lưu bài viết
Ngày 08 tháng 03 năm 2020Lưu bài viết
Súc họng như thế nào để loại bỏ Covid – 19 khi lỡ hít phải?
Súc họng là một trong những bước quan trọng bố mẹ thường hay bỏ qua khi chăm sóc trẻ và người nhà trong mùa dịch
Ngoài những biện pháp phòng tránh phổ biến, súc họng là một “bức tường lửa” giúp Coronavirus xâm nhập vào cơ thể bé và các thành viên trong gia đình khó khăn hơn.
Các bậc phụ huynh nên súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn để làm sạch vùng hầu họng. Các loại dung dịch này có khả năng diệt virus kéo dài từ 1 – 2 giờ hoặc 4 giờ sau khi súc họng.
- Nên súc miệng và họng cùng một lúc.
- Mỗi lần súc khoảng 5ml để dễ dàng đưa dung dịch xuống vùng cổ họng. Lưu ý: Không nên sử dụng dung dịch quá nhiều trong 1 lần, nó sẽ khó đưa dụng dịch xuống sâu vùng họng.
- Súc dung dịch khoảng 3 lần, mỗi lần 15 giây. Sau khi súc xong, không nên súc lại bằng nước khoáng.
- Sử dụng dung dịch sát khuẩn trước khi đi ra ngoài và sau khi từ ngoài về nhà hoặc tiếp xúc gần với người khác. Nếu đi trên máy bay, bố mẹ nên cho bé và các thành viên trong gia đình súc chlohexidin 3 giờ/ lần sau khi ăn xong.
- Nếu không may nằm trong vùng dịch, nên cho trẻ và người nhà súc họng theo hướng dẫn sử dụng của từng loại dung dịch.
- Cuối cùng, các bậc phụ huynh không nên chủ quan trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của từng thành viên trong gia đình đặc biệt là các bé nhỏ. Bởi hiệu quả của việc phòng bệnh là sự phối hợp đồng bộ tất cả các biện pháp.
Những dụng cụ y tế cần thiết trong mùa dịch Covid – 19
Bên cạnh những kiến thức bảo vệ trẻ và gia đình trong mùa dịch, mẹ nên chuẩn bị dụng cụ y tế để việc phòng tránh Coronavirus được tốt hơn.
Bố mẹ không nên tích trữ quá nhiều những dụng cụ y tế trong nhà vì nó có thể hết hạn sử dụng khi chưa dùng đến
- Thuốc tiêu hóa
- Dầu gió
- Dung dịch rửa tay và sát khuẩn
- Cặp nhiệt độ
- Thuốc hạ sốt
- Nước nhỏ mắt, nhỏ mũi (phù hợp với từng độ tuổi)
- Khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế
Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán vẫn đang diễn biến rất phức tạp và hiện chưa có thuốc đặc trị. Các bậc phụ huynh nên chăm sóc và bảo vệ trẻ cũng như các thành viên trong gia đình thật chu đáo để tránh những trường hợp không may xảy ra. Chúc bé yêu và các thành viên trong gia đình luôn luôn khỏe mạnh!