1. COVID-19 LÀ GÌ?
COVID-19 là viết tắt của "bệnh coronavirus 2019", gây ra bởi một loại vi-rút có tên là SARS-CoV-2. Loại virus này xuất hiện lần đầu tiên vào cuối năm 2019, và nhanh chóng lây lan khắp thế giới. Đây là một loại virus mới nên sự hiểu biết về loại virus này chưa được biết đầy đủ, về sự lây lan, gây bệnh, khả năng đột biến, …
Người nhiễm COVID-19 có thể bị sốt, ho, mất khứu giác/vị giác, tiêu chảy, các triệu chứng khác, hoặc không có triệu chứng. Đa số những người bị nhiễm COVID-19 sẽ chỉ viêm hô hấp nhẹ, nhưng có một số người bệnh gặp biến chứng nặng như viêm phổi nặng, đông máu, suy hô hấp nhanh chóng và dẫn đến tử vong.
Việc cách ly và hạn chế tiếp xúc là cách để cố gắng làm chậm sự lây lan của vi rút, tránh quá tải về y tế và tử vong.
2. COVID - 19 LÂY LAN NHƯ THẾ NÀO?
Virus gây ra COVID-19 chủ yếu lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc gần, vi rút từ các giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện gần người khác, từ các hạt nhỏ trong phổi và đường thở của người bị nhiễm bệnh di chuyển trong không khí đến những người khác ở gần xa hơn. Trong không gian nhà, văn phòng kín, một người mang vi rút có thể có thể lây lan cho nhiều người cùng ở đó.
Vi-rút có thể lây truyền dễ dàng giữa những người sống chung với nhau, tại các cuộc tụ họp mà mọi người đang nói chuyện gần nhau, bắt tay, ôm, chia sẻ thức ăn hoặc thậm chí hát cùng nhau. Ăn tại nhà hàng làm tăng nguy cơ lây nhiễm, vì mọi người có xu hướng ở gần nhau và không che mặt. Các bác sĩ cũng cho rằng có thể bị nhiễm bệnh nếu bạn chạm tay vào bề mặt nào đó dính vi rút và sau đó chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của mình.
Một người có thể bị nhiễm và lây lan vi-rút cho người khác, ngay cả khi không có bất kỳ triệu chứng nào. Đây là lý do tại sao giữ khoảng cách là một trong những cách tốt nhất để làm chậm sự lây lan.
3. TRẺ EM CÓ BỊ NHIỄM COVID-19?
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm COVID-19. Trẻ em ít có khả năng bị bệnh nặng hơn người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra.
Các bằng chứng gần đây cho thấy trẻ em có thể có tải lượng vi rút trong đường hô hấp trên tương tự như người lớn,vì vậy trẻ nhiễm bệnh có thể lây vi-rút cho người khác. Điều này cũng gây nguy hiểm nếu không có biện pháp phòng bệnh tốt, đặc biệt là lây sang những người lớn tuổi hoặc những người có một số bệnh mãn tính. Bạn luôn nhắc nhở trẻ cách phòng ngừa lây truyền bệnh, giữ khoảng cách an toàn, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh sờ tay lên mặt, mũi miệng…
4. COVID-19 Ở TRẺ EM CÓ KHÁC VỚI NGƯỜI LỚN KHÔNG?
Ở người lớn, các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt và ho, trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có thể bị viêm phổi nặng và khó thở, sốc hoặc đông máu lan tỏa. Trẻ em bị COVID-19 cũng có thể có những triệu chứng này, nhưng khả năng bị bệnh nặng ít hơn. Các triệu chứng cho trẻ em bao gồm:
─ Ho
─ Sốt hoặc ớn lạnh
─ Thở gấp hoặc khó thở
─ Đau nhức cơ hoặc cơ thể
─ Viêm họng
─ Mất vị giác hoặc mùi mới
─ Bệnh tiêu chảy
─ Đau đầu
─ Mệt mỏi mới
─ Buồn nôn hoặc nôn mửa
─ Nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi
Sốt và ho là những triệu chứng COVID-19 phổ biến ở cả người lớn và trẻ em; khó thở dễ gặp ở người lớn. Trẻ em có thể bị viêm phổi, có hoặc không có các triệu chứng rõ ràng. Họ cũng có thể bị đau họng, mệt mỏi quá mức hoặc tiêu chảy.
Tuy nhiên, có thể xảy ra bệnh nghiêm trọng ở trẻ em với COVID-19, và cha mẹ nên cảnh giác nếu con họ được chẩn đoán hoặc có dấu hiệu của căn bệnh này.
Các triệu chứng bệnh nghiêm trọng có thể gặp ở trẻ em có một số vấn đề sức khỏe như rối loạn di truyền, bệnh lý thần kinh nặng, bệnh tim bẩm sinh, bệnh hồng cầu hình liềm, béo phì, tiểu đường, bệnh thận mãn tính, hen suyễn và các bệnh phổi khác hoặc hệ thống miễn dịch của trẻ kém.
5. COVID-19 CÓ GÂY NÊN CÁC BIẾN CHỨNG NGHIÊM TRỌNG Ở TRẺ EM?
Điều này không phổ biến, nhưng có thể xảy ra. Đã có những báo cáo về một số trường hợp trẻ em bị COVID-19 tiến triển hội chứng đáp ứng viêm toàn thân. Điều này có thể dẫn đến đe dọa tình mạng nếu tổn thương các cơ quan không được điều trị nhanh chóng. Các chuyên gia đã sử dụng các tên khác nhau cho tình trạng này, như "hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em". Triệu chứng bao gồm:
─ Sốt kéo dài
─ Đau bụng, nôn mữa hoặc tiêu chảy
─ Phát ban
─ Kết mạc mắt đỏ
─ Môi đỏ , nứt nẻ
─ Lưỡi đỏ hơn bình thường giống quả dâu tây
─ Sưng bàn tay , bàn chân
─ Hạch bạch huyết vùng cổ
─ Nhức đầu
─ Rối loạn hành vi, lú lẫn
─ Khó thở
Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cụ thể.
Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử về tiếp xúc gần với người có covid dương tính, và xét nghiệm covid -19 và các xét nghiệm khác để kiểm tra tình trạng viêm của trẻ .
Theo tạp chí Lancet & Adolescent Health đã công bố một nghiên cứu sự ảnh hưởng sức khoẻ lâu dài trên 46 trẻ nhập viện với hội chứng viêm toàn thân, hầu hết gặp vấn đề về tiêu hóa, tim, thận và hình thành cục máu đông. Đến 6 tháng sau xuất viện thì hầu hết các vấn đề này được giải quyết. Khoàng 1/3 trẻ tiếp tục bị yếu cơ, khó khăn về sức khỏe tâm thần.
6. BỐ MẸ NÊN LÀM GÌ KHI TRẺ XUẤT HIỆN TRIỆU CHỨNG BỆNH?
Nếu con bạn bị sốt, ho, hoặc các triệu chứng khác của COVID-19, hãy gọi cho bác sĩ hoặc trung tâm y tế theo dõi điều trị COVID -19 tại địa phương. Bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên phải làm gì và liệu con bạn có cần đi khám bệnh hoặc nhập viện hay không. Có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt tại nhà, liều Paracetamol 10 -15 mg cho mỗi kg cân nặng, cách mỗi 6 giờ ( ví dụ trẻ 20 kg, liều hạ sốt khoảng 200 mg đến 325 mg mỗi lần uống)
Nếu bạn đang chăm sóc trẻ tại nhà, nhân viên y tế sẽ cho bạn biết những triệu chứng cần theo dõi. Một số trẻ bị COVID-19 đột nhiên trở nặng hơn, thường trong khoảng một tuần.
Bạn nên gọi trợ giúp khẩn cấp hoặc nhập viện ngay lập tức nếu con bạn có một hay nhiều dấu hiệu sau:
─ Khó thở, thở nhanh: nhịp thở > 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng, thở nhanh > 50 lần/ phút ở trẻ 2 - 12 tháng, hoặc > 40 lần/phút ở trẻ > 1 tuổi.
─ Đau hoặc tức ngực
─ Môi tái hoặc da xanh xao
─ Đau bụng dữ dội
─ Rối loạn hành vi hoặc lơ mơ
─ Không tỉnh táo hoặc ngủ li bì khó đánh thức
─ Bú khó hoặc bỏ bú ở trẻ nhũ nhi
Nếu trẻ có sốt, ho nhẹ, bạn nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ cao từ 38,5 độ C trở lên, uống nhiều nước hơn, ăn uống đủ chất và nấu mềm, lỏng, dễ tiêu, có thể dùng các loại thuốc ho thảo dược cho trẻ em, giữ ấm, cho trẻ ngủ nghỉ nhiều…
7. CÓ NÊN ĐƯA TRẺ ĐI XÉT NGHIỆM COVID-19 KHÔNG?
Khi nghi ngờ có tình trạng nhiễm virus gây COVID-19, nhân viên y tế thường dùng tăm bông ngoáy dịch từ trong mũi hoặc tỵ hầu của người bệnh để xét nghiệm tìm vi rút. Các Bác sĩ cũng có thể làm các xét nghiệm khác để giúp xác định xem con bạn có mắc bệnh COVID-19 hay một bệnh khác.
Nếu trẻ em tiếp xúc gần với người bị nhiễm COVID-19, điều cần làm tiếp theo tùy thuộc trẻ có bị nhiễm covid-19 gần đây hay không:
─ Nếu con của bạn không bị COVID-19 trong vòng 3 tháng qua: trẻ nên được xét nghiệm nếu có thể, ngay cả khi không có triệu chứng nào. Trẻ nên được cách ly ở nhà sau khi bị phơi nhiễm trong 14 ngày, theo dõi trẻ và canh chừng dấu hiệu chuyển nặng.
─ Nếu con bạn đã mắc COVID-19 trong vòng 3 tháng qua, nếu trẻ không có triệu chứng, trẻ có thể không cần xét nghiệm, nhưng việc cách ly vẫn là cần thiết.
─ Khi con bạn tự cách ly, bạn vẫn nên duy trì 5K. Nếu trẻ có bất kỳ triệu chứng nào, hãy gọi điện cho bác sĩ hoặc trung tâm điều trị COVID- 19 địa phương.
8. ĐIỀU TRỊ COVID – 19 Ở TRẺ EM NHƯ THẾ NÀO?
Hiện không có phương pháp điều trị đặc hiêu nào đối với COVID-19. Hầu hết những trẻ khỏe mạnh bị nhiễm bệnh đều có thể tự khỏi và thường sẽ khỏi bệnh trong vòng một hoặc hai tuần.
Điều quan trọng là giữ con bạn ở nhà và theo khuyến cáo 5K, hoặc ở trung tâm cách ly tùy hướng dẫn của Bộ Y Tế trong từng thời điểm dịch, cho đến khi bác sĩ đánh giá trẻ có thể an toàn để trở lại các hoạt động bình thường. Quyết định này sẽ phụ thuộc vào thời gian trẻ có các triệu chứng và trẻ có xét nghiệm âm tính hay không (cho thấy vi rút không còn trong cơ thể trẻ)
Các bác sĩ có thể áp dụng một số biện pháp điều trị chuyên biệt trong một số trường hợp có triệu chứng nặng như viêm phổi hoặc khi trẻ có các biến chứng khác của bệnh COVID-19.
9. PHÒNG NGỪA COVID – 19 NHƯ THẾ NÀO
Hiện nay tại Hoa Kỳ và nhiều quốc gia, đã cấp phép sử dụng vaccine của hãng Pfizer tiêm ngừa cho trẻ trên 12 tuổi. Ba mẹ nên hướng dẫn cho trẻ các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm
─ Giữ khoảng cách nơi công cộng để hạn chế lây lan bệnh, khoảng cách tối thiểu 2 mét khi tiếp xúc người với người
─ Hướng dẫn cho trẻ 2 tuổi luôn mang khẩu trang nơi công cộng
─ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước ít nhất 20 giây, nếu không có sẵn vòi nước thì sát khuẩn tay bằng dùng dịch nước rửa tay nhanh có ít nhất 60% cồn
─ Tránh thói quen đưa tay sờ lên mặt, nhất là mũi , miệng và mắt
10. COVID-19 SỐNG ĐƯỢC BAO LÂU TRÊN CÁC BỀ MẶT KHÁC NHAU?
Nhiều nghiên cứu cho rằng COVID-19 có thể tồn tại trên các bề mặt bị ô nhiễm vài giờ đến vài ngày . Tuy nhiên, số lượng vi rút lây nhiễm trên một bề mặt sẽ giảm đáng kể trong thời gian đó .Vi rút sống trên bề mặt bao lâu cũng phụ thuộc vào:
─ Loại bề mặt
─ Nhiệt độ và độ ẩm
─ Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Thời gian cá nhân chạm vào bề mặt
Hình: Tham khảo về covid-19 sống bao lâu trên bề mặt
11. LÝ DO VÌ SAO COVID -19 NHẸ Ở TRẺ EM
Theo dữ liệu của CDC, ở Hoa Kỳ, trẻ em <18 tuổi chiếm từ 1,7% đến 12% trong tổng số các trường hợp COVID-19 . Mặc dù bệnh nghiêm trọng ở trẻ em với COVID-19 đã được báo cáo, tỷ lệ nhập viện của trẻ cũng thấp hơn nhiều so với người lớn . Cả trẻ em và người lớn đều nhạy cảm với COVID-19, nhưng kết quả cũng như biểu hiện lâm sàng thuận lợi hơn cho trẻ em .
Mặc dù bệnh nghiêm trọng ở trẻ em với COVID-19 đã được báo cáo, nhưng rất hiếm khi phải nhập viện hoặc tử vong. Tuy nhiên, một số lượng nhỏ trường hợp tử vong đã được ghi nhận. Giống như người lớn, trẻ em mắc các bệnh tiềm ẩn, chẳng hạn như tiểu đường, béo phì, bệnh tim bẩm sinh , các tình trạng di truyền hoặc các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc chuyển hóa có nguy cơ cao bị các biến chứng nghiêm trọng của COVID-19.
Hiện nay người ta chấp nhận rằng COVID-19 ít nghiêm trọng hơn ở trẻ em và trẻ sơ sinh so với người lớn. Một số giả thuyết và cơ chế có thể gây ra bệnh nhẹ ở trẻ em đã được đề xuất.
─ Biểu hiện ACE2 là thụ thể SARS-CoV-2 của trẻ em ít hơn ở người lớn.
─ Tần suất tiêm chủng ở trẻ em tạo ra khả năng miễn dịch đầy đủ trong giai đoạn này
─ Ở trẻ em kháng thể tự nhiên hơn người lớn nên phản ứng nhanh hơn với các tác nhân lây nhiễm
─ Virus corona cảm lạnh thường gặp ở trẻ em đã gây ra bảo vệ chéo chống SARS-CoV-2
Hiện tại giới khoa học vẫn đang tiếp tục làm thêm các nghiên cứu để có câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề tần suất xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của hội chứng COVID-19 kéo dài ở trẻ em là như thế nào.