NHÀ TRẺ 3-12 THÁNG |
NHÀ TRẺ 12-24 THÁNG |
NHÀ TRẺ 24-36 THÁNG |
I. Giáo dục phát triển thể chất |
a) Phát triển vận động |
1. Thực hiện động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp |
|
|
(MT1) 1. Thực hiện được các động tác trong bài tập thể dục: hít thở, tay, lưng/bụng và chân. |
2. Thực hiện vận động cơ bản và phát triển tố chất vận động ban đầu |
|
|
(MT2) 2.1. Giữ được thăng bằng trong vận động đi/ chạy thay đổi tốc độ nhanh - chậm theo cô hoặc đi trong đường hẹp có bê vật trên tay. |
|
|
(MT3) 2.2. Thực hiện phối hợp vận động tay - mắt: tung - bắt bóng với cô ở khoảng cách 1m; ném vào đích xa 1-1,2m. |
|
|
(MT4) 2.3. Phối hợp tay, chân, cơ thể trong khi bò để giữ được vật đặt trên lưng. |
|
|
(MT5) 2.4. Thể hiện sức mạnh của cơ bắp trong vận động ném, đá bóng: ném xa lên phía trước bằng một tay (tối thiểu 1,5m). |
3. Thực hiện vận động cử động của bàn tay, ngón tay |
|
|
(MT6) 3.1. Vận động cổ tay, bàn tay, ngón tay - thực hiện “múa khéo”. |
|
|
(MT7) 3.2. Phối hợp được cử động bàn tay, ngón tay và phối hợp tay-mắt trong các hoạt động: nhào đất nặn; vẽ tổ chim; xâu vòng tay, chuỗi đeo cổ. |
b) Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe |
1. Có một số nền nếp, thói quen tốt trong sinh hoạt |
|
|
(MT8) 1.1. Thích nghi với chế độ ăn cơm, ăn được các loại thức ăn khác nhau. |
|
|
(MT9) 1.2. Ngủ 1 giấc buổi trưa. |
|
|
(MT10) 1.3. Đi vệ sinh đúng nơi qui định. |
2. Thực hiện một số việc tự phục vụ, giữ gìn sức khỏe |
|
|
(MT11) 2.1. Làm được một số việc với sự giúp đỡ của người lớn (lấy nước uống, đi vệ sinh...). |
|
|
(MT12) 2.2. Chấp nhận: đội mũ khi ra nắng; đi giày dép; mặc quần áo ấm khi trời lạnh. |
3. Nhận biết và tránh một số nguy cơ không an toàn |
|
|
(MT13) 3.1. Biết tránh một số vật dụng, nơi nguy hiểm (bếp đang đun, phích nước nóng, xô nước, giếng) khi được nhắc nhở. |
|
|
(MT14) 3.2. Biết và tránh một số hành động nguy hiểm (leo trèo lên lan can, chơi nghịch các vật sắc nhọn, ...) khi được nhắc nhở. |
4. Cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi |
II. Giáo dục phát triển nhận thức |
1. Khám phá thế giới xung quanh bằng các giác quan |
|
|
(MT15) 1. Sờ nắn, nhìn, nghe, ngửi, nếm để nhận biết đặc điểm nổi bật của đối tượng. |
|
|
(MT16) 2.1 Chơi bắt chước một số hành động quen thuộc của những người gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng, đồ chơi quen thuộc. |
2. Thể hiện sự hiểu biết về các sự vật, hiện tượng gần gũi |
|
|
(MT17) 2.2. Nói được tên của bản thân và những người gần gũi khi được hỏi. |
|
|
(MT18) 2.3. Nói được tên và chức năng của một số bộ phận cơ thể khi được hỏi. |
|
|
(MT19) 2.4 Nói được tên và một vài đặc điểm nổi bật của các đồ vật, hoa quả, con vật quen thuộc. |
|
|
(MT20) 2.5 Chỉ/nói tên hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi màu đỏ/vàng/xanh theo yêu cầu. |
|
|
(MT21) 2.6 Chỉ hoặc lấy hoặc cất đúng đồ chơi có kích thước to/nhỏ theo yêu cầu. |
III. Giáo dục phát triển ngôn ngữ |
1. Nghe hiểu lời nói |
|
|
(MT22) 1.1. Thực hiện được nhiệm vụ gồm 2-3 hành động. Ví dụ: Cháu cất đồ chơi lên giá rồi đi rửa tay. |
|
|
(MT23) 1.2. Trả lời các câu hỏi: “Ai đây?”, “Cái gì đây?”, “…làm gì?”, “….thế nào?” (ví dụ: con gà gáy thế nào?”, ...) |
|
|
(MT24) 1.3. Hiểu nội dung truyện ngắn đơn giản: trả lời được các câu hỏi về tên truyện, tên và hành động của các nhân vật. |
2. Nghe, nhắc lại các âm, các tiếng và các câu |
|
|
(MT25) 2.1. Phát âm rõ tiếng. |
|
|
(MT26) 2.2. Đọc được bài thơ, ca dao, đồng dao với sự giúp đỡ của cô giáo. |
3. Sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp |
|
|
(MT27) 3.1. Nói được câu đơn, câu có 5 - 7 tiếng, có các từ thông dụng chỉ sự vật, hoạt động, đặc điểm quen thuộc. |
|
|
(MT28) 3.2. Sử dụng lời nói với các mục đích khác nhau: |
|
|
(MT29) -Chào hỏi, trò chuyện. |
|
|
(MT30) -Bày tỏ nhu cầu của bản thân. |
|
|
(MT31) -Hỏi về các vấn đề quan tâm như: con gì đây? cái gì đây?, … |
|
|
(MT32) 3.3. Nói to, đủ nghe, lễ phép. |
IV. Giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ |
1. Biểu lộ sự nhận thức về bản thân |
|
|
(MT33) 1.1. Nói được một vài thông tin về mình (tên, tuổi). |
|
|
(MT34) 1.2 Thể hiện điều mình thích và không thích. |
2. Nhận biết và biểu lộ cảm xúc với con người và sự vật gần gũi |
|
|
(MT35) 2.1. Biểu lộ sự thích giao tiếp với người khác bằng cử chỉ, lời nói. |
|
|
(MT36) 2.2. Nhận biết được trạng thái cảm xúc vui, buồn, sợ hãi. |
|
|
(MT37) 2.3. Biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi qua nét mặt, cử chỉ. |
|
|
(MT38) 2.4. Biểu lộ sự thân thiện với một số con vật quen thuộc/gần gũi: bắt chước tiếng kêu, gọi. |
3. Thực hiện hành vi xã hội đơn giản |
|
|
(MT39) 3.1. Biết chào, tạm biệt, cảm ơn, ạ, vâng ạ. |
|
|
(MT40) 3.2. Biết thể hiện một số hành vi xã hội đơn giản qua trò chơi giả bộ (trò chơi bế em, khuấy bột cho em bé, nghe điện thoại...). |
|
|
(MT41) 3.3. Chơi thân thiện cạnh trẻ khác. |
|
|
(MT42) 3.4. Thực hiện một số yêu cầu của người lớn. |
4. Thể hiện cảm xúc qua hát, vận động theo nhạc/ tô màu, vẽ, nặn, xếp hình, xem tranh |
|
|
(MT43) 4.1. Biết hát và vận động đơn giản theo một vài bài hát / bản nhạc quen thuộc. |
|
|
(MT44) 4.2. Thích tô màu, vẽ, nặn, xé, xếp hình, xem tranh (cầm bút di màu, vẽ nguệch ngoạc). |