Tác hại của việc sử dụng điện thoại đối với trẻ em là chủ đề tốn rất nhiều giấy mực và được đề cập liên tục trên các trang báo và mạng xã hội hiện nay!
Con bạn có đang sử dụng điện thoại quá 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày không? Bạn có thấy khó khăn mỗi khi nhắc nhở bé “dẹp điện thoại” không? Bạn có nghĩ rằng việc đưa điện thoại di động cho con là vô hại? Hay đơn giản bạn nghĩ chuyện sử dụng lâu rất bình thường mà không có ý kiến gì?
Nếu trẻ suốt ngày cứ dán mắt dán mũi vào thiết bị di động như: smartphone, ipad, laptop thì sau này bạn có hối hận cũng không kịp! Hãy cai nghiện cho con từ bây giờ!
Mục lục
Nội dung chính
Tình trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay như thế nào?
Tác hại của việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều đối với trẻ em!
1. Nguy cơ mắc ung thư não
2. Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt
3. Chậm phát triển, kém thông minh, hạn chế khả năng giao tiếp
4. Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ
5. Tăng khả năng mắc bệnh tâm thần
6. Thoái hóa tình cảm gia đình
7. Giảm sút khả năng học tập
8. Gây mất ngủ
9. Béo phì
10. Giảm trí nhớ, khó tập trung
Tại sao trẻ em dễ nghiện điện thoại smartphone!
1. Tuổi mới lớn, chơi & học là chính, trẻ không lo nghĩ chuyện khác
2. Bé dễ bị nghiện điện thoại bởi vì những thiết bị di động đáp ứng thú vui ngay cho bé!
3. Bé dễ phụ thuộc vào thiết bị di động: Smartphone, Ipad, Laptop bởi vì sức ảnh hưởng của số đông
4. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị nghiện là cha mẹ hiện đại quá bận bịu công việc, cuộc sống hằng ngày nên cứ để con chơi với ipad, điện thoại,… mà không chịu nhắc nhở!
Cách cai điện thoại cho trẻ
Hẹn gặp lại
Tình trạng sử dụng điện thoại di động hiện nay như thế nào?
Chắc hẳn gia đình hiện đại nào cũng đều trang bị cho con cái những thiết bị di động từ điện thoại, laptop, ipad,… Bởi vì, chúng quá “rẻ” so với nhu cầu quá “lớn” của chúng ta!
Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ:
- 67% người dùng điện thoại thông minh được khảo sát nói rằng: họ dùng điện thoại để kiểm tra xem họ có nhận được cuộc gọi hoặc tin nhắn văn bản mới nào không, ngay cả khi không có tín hiệu thông báo từ thiết bị.
- 44% ngủ cùng với điện thoại.
- 29% nói rằng họ không thể sống thiếu điện thoại thông minh.
Đây là kết quả chung của tất cả những người dùng điện thoại thông minh từ người già, người lớn, đến cả trẻ nhỏ. Điều đó đã “phất lên ngọn cờ” cảnh tỉnh:
Bây giờ Smartphone, Ipad, Laptop chính là "liều thuốc phiện" của con người!
Tình trạng sử dụng điện thoại quá nhiều
Không thể bàn cãi những lợi ích quý giá từ thiết bị di động mang lại, giúp mọi người dễ dàng học hỏi, trao đổi, giao lưu, kết bạn, giải trí,… bất kỳ lúc nào, bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, có thể cha mẹ trẻ chưa biết:
“Cho trẻ sử dụng điện thoại thông minh quá 2 tiếng mỗi ngày là bạn đang giết chết bé!”
Người lớn chúng ta còn biết cách khắc phục & điều chế bản thân trước điện thoại di động. Chứ thử hỏi, những đứa trẻ làm sao biết được sử dụng điện thoại nhiều là xấu. Chúng cứ thế mà dùng! Khi nào có người nhắc nhở, răn đe, chúng mới nhận thức rõ được!
Vì thế, nếu bạn là những cha mẹ tốt, hãy luôn giám sát & theo dõi bé. Đừng vì quá bận rộn công việc, không có thời gian chăm lo, dỗ dành con cái mà bạn đưa smartphone cho trẻ tự do nghịch ngợm, tha hồ chơi đùa. Bởi vì, việc làm này tiềm ẩn rất nhiều tác hại không lường đối với trẻ nhỏ.
Tác hại của việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều đối với trẻ em!
Không thể phủ nhận, thiết bị công nghệ như điện thoại thông minh, ipad, laptop, máy tính,… ra đời để giúp ích con người rất nhiều từ công việc, giải trí cho đến những nhu cầu cuộc sống như tình cảm, kết giao, chia sẻ,…. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát bản thân, chúng ta dễ sa vào vũng lầy vào chúng như những con nghiện, mà càng lún càng sâu. Đặc biệt là những đứa trẻ.
Vì thế, trước khi cho con dùng điện thoại hãy nhớ đến 10 tác hại này!
1. Nguy cơ mắc ung thư não
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã “gật đầu” nhấn mạnh rằng: “Bức xạ điện thoại di động có thể gây ra ung thư cho con người”. Điều đáng nói là trẻ em có khả năng hấp thụ hơn 60% bức xạ đó vào não (hơn cả người lớn). Da, mô và xương của bé hấp thụ bức xạ gấp đôi so với người trưởng thành.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng chỉ 2 phút của cuộc gọi điện thoại có thể thay đổi hoạt động trong não của trẻ trong 1 giờ sau đó. Các sóng vô tuyến từ điện thoại di động xâm nhập sâu vào não làm hoạt động não bị xáo trộn, giảm khả năng học tập của trẻ em. (Nó thậm chí có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và khả năng học tập trong lớp nếu trẻ sử dụng điện thoại trong giờ giải lao.)
Sử dụng điện thoại quá nhiều, nguy cơ mắc ung thư não cao gấp 4-5 lần
Tiến sĩ Devra Davis – một nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường, người đứng đầu tổ chức Environmental Health Trust cảnh báo: “Trẻ em, phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc quá nhiều với điện thoại di động, máy tính bảng có sử dụng wifi bởi chúng là nguồn bức xạ có thể gây ung thư.”
Theo phân tích chuyên sâu của Tiến sĩ Devra, bộ não của trẻ nhỏ chứa nhiều dung dịch hơn của người lớn và có hộp sọ mỏng hơn, điều này ảnh hưởng tới lượng bức xạ được hấp thụ, khiến cho chúng dễ bị tổn hại hơn so với người lớn. Với trẻ em, thiếu niên sử dụng điện thoại di động từ khi còn nhỏ, nguy cơ mắc ung thư não sẽ cao hơn khoảng 4- 5 lần so với những đứa trẻ không sử dụng.
Vì thế, hãy hạn chế thời gian sử dụng điện thoại của bé: theo Viện Nghiên cứu Y khoa trẻ em Mỹ và Hội Y khoa Canada cảnh báo rằng không nên cho trẻ từ 0-2 tuổi tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới bất cứ hình thức nào. Còn với trẻ từ 3-5 tuổi thì hạn chế 1 tiếng/ngày, và từ 6-18 tuổi thì thời gian tiếp xúc chỉ nên ở mức 2 tiếng mỗi ngày.
2. Thị lực kém, mắc các bệnh về mắt
Mắt trẻ nhỏ rất yếu, nên không thể chịu được cường độ ánh sáng mạnh. Khi cầm điện thoại, trẻ thường xuyên nhìn chằm chằm và kề sát vào màn hình. Mắt trẻ đang trong quá trình phát triển, bức xạ từ điện thoại sẽ tác động trực tiếp đến thị giác vốn đã yếu ớt của trẻ.
Việc này có thể khiến đôi mắt của bé bị ảnh hưởng nghiêm trọng, bé nhanh chóng cảm thấy nhức mắt, khô mắt thậm chí mờ dần. Sử dụng thiết bị di động trong thời gian dài khiến trẻ suy giảm thị lực và gây ra nhiều bệnh về mắt.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ bị cận thị
Thậm chí, các bà mẹ mới sinh con khi dùng điện thoại để chụp lại những khoảnh khắc của trẻ cũng rất dễ làm tổn thương giác mạc mỏng manh ở trẻ. Trên thực tế, có một số trường hợp trẻ bị mù hoặc giảm thị lực chỉ vì người lớn chụp ảnh mà quên không tắt đèn flash.
3. Chậm phát triển, kém thông minh, hạn chế khả năng giao tiếp
Các chuyên gia đều khẳng định, bức xạ điện thoại khiến trẻ chậm phát triển. Nghe điện thoại cạnh trẻ sơ sinh cũng làm tăng lượng bức xạ. Đặc biệt, nếu cha mẹ sạc điện thoại ở gần nơi trẻ nằm, thì bức xạ cao gấp 1.000 lần bình thường. Đây cũng là một trong những lý do khiến trẻ thường quấy khóc và chậm lớn.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ "ngốc" dần theo năm tháng
Video và trò chơi trực tuyến cũng hạn chế những sáng tạo và trí tượng mới chớm nở của trẻ, làm chậm phát triển giác quan vận động và thị giác.
Theo một nghiên cứu, điện thoại thông minh thực sự có hại cho khả năng học hỏi của trẻ vì nó làm trẻ sao lãng sự chú ý. “Các thiết bị này cũng tác động đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động (việc cầm, nắm đồ vật), ảnh hưởng đến khả năng học tập môn toán và khoa học”, bác sĩ Jenny Radesky – Giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston nói.
Ngoài ra, việc trẻ em hiện nay dành quá nhiều thời gian giao tiếp thông qua công nghệ thì chúng sẽ không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ lâu đời.
Xem thêm: Monkey Junior có tốt không? So sánh Monkey Junior và Monkey Stories, cái nào tốt hơn?
4. Lệch cổ, thoái hóa đốt sống cổ
Khi trẻ em chơi trò chơi hay xem phim trên smartphone, chúng thường ngồi “bất động” và giữ tư thế đó trong một thời gian dài hoặc nằm nghẹo đầu nghẹo cổ. Lâu và thường xuyên như vậy, cổ sẽ cúi gập xuống gây võng xương hoặc bị lệch.
Cách ngồi sai như vậy không thể hiện tác hại ngay lập tức, trẻ sẽ cảm thấy đau từ từ mỗi hôm một ít, cộng với ban đêm ngủ trong phòng điều hòa lạnh, đặc biệt dễ bị tổn thương dẫn đến cứng cổ.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ đau cổ
Trẻ em trong một thời gian dài ngồi yên một chỗ để chơi iPad, điện thoại di động sẽ gây ra đau cơ cổ, căng thẳng, co thắt dây chằng, nếu không can thiệp, nguy cơ trong tương lai sẽ bị thoát vị đĩa đệm cổ và các bệnh khác.
Hơn nữa, các bức xạ có hại phát ra từ điện thoại di động có thể gây tổn hại DNA, từ dẫn tới thoái hóa thần kinh.
5. Tăng khả năng mắc bệnh tâm thần
Theo các chuyên gia, dành quá nhiều thời gian trên smartphone hoặc máy tính bảng là một yếu tố làm tăng trầm cảm, lo âu, rối loạn phản ứng gắn bó, thiếu tập trung, rối loạn tâm thần, và hành vi của trẻ có vấn đề.
Theo kết quả nghiên cứu gần đây của The Monitoring the Future, thanh thiếu niên càng dành nhiều thời gian dùng điện thoại càng cảm thấy không hạnh phúc. Bé dễ bị tách ra ở riêng một mình, thậm chí nhiều trẻ bị mắc chứng bạo lực internet hoặc có những hành vi không bình thường.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ không kiểm soát mình
Phải công nhận rằng: điện thoại thông minh luôn có sức hút khủng khiếp nhất là trẻ em. Điều này khiến trẻ chỉ thích ở nhà, không muốn ra ngoài và tiếp xúc với mọi người. Mối quan hệ bạn bè của trẻ bây giờ chỉ giới hạn trong màn hình di động trước mắt. Đây cũng là lý do nhiều thanh thiếu niên khó hòa nhập khi bước ra thế giới thực.
6. Thoái hóa tình cảm gia đình
Khi trẻ dành quá nhiều thời gian cho smartphone, chúng sẽ không còn quan tâm tới bố mẹ hay các thành viên khác trong gia đình nữa, nhiều khi chúng còn không biết mọi người trong gia đình đang làm gì và nói gì. Nhiều trẻ coi trọng điện thoại di động đến mức như vật bất ly thân, hơn cả người thân và những thứ khác.
Thậm chí, khi bị “tịch thu smartphone”, chúng sẽ trở nên nổi giận, khóc lóc và oán trách bố mẹ. Chính smartphone đã tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ, anh chị và người thân.
Trẻ dễ thu mình, xa lánh với xã hội chỉ với một cái điện thoại. Trẻ còn nhỏ dễ bị hấp dẫn bởi những trang web bạo lực, khiêu dâm, phản xã hội,… hoặc các mạng xã hội từ đó ảnh hưởng xấu đến tâm lý và phát triển nhân cách.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ không ngoan nữa
Theo chuyên gia tâm thần học lâm sàng người Mỹ – Jean Twenge cảnh báo: “Trẻ em ngày nay thường dành nhiều thời gian ở nhà để sử dụng mạng xã hội. Bọn trẻ chỉ quan tâm đến việc có bao nhiêu lượt thích và bình luận thay vì quan tâm đến những người thân trong gia đình.”
Vì thế, lời nói, sự tiếp xúc giữa cha mẹ với con cái và quá trình chơi với con không chỉ giúp não trẻ phát triển mà còn tăng cường sự gắn kết tình cảm gia đình, đây là điều mà smartphone không làm được.
Yeahhh…. Mẹ đã chinh phục
70%
Nội dung
7. Giảm sút khả năng học tập
Nếu bé dùng điện thoại để học tập, nâng cao vốn kiến thức sống của mình thì điều đó càng được khuyến khích. Tuy nhiên, thực tế thì hoàn toàn khác. Những đứa trẻ (đặc biệt vào tuổi đi học, thanh thiếu niên) sử dụng điện thoại chủ yếu để chơi game, trò chuyện với bạn bè và xem những kênh giải trí.
Nhiều học sinh ngày nay, đi học là phải có điện thoại di động. Chúng nói chuyện điện thoại trong thời gian rảnh và gửi tin nhắn trong các lớp học. Vì vậy, chúng nhanh chóng dễ dàng xao lãng bài học và tụt lại phía sau so với các học sinh khác.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ học "dở"
Một nghiên cứu của Đại học Boston cho thấy, 60% các bậc cha mẹ ở Anh không giám sát việc sử dụng công nghệ của con em mình, 75% trẻ được phép dùng đồ công nghệ trong phòng ngủ. Chính vì điều này mà 75% trẻ trong độ tuổi từ 9-10 bị thiếu ngủ và làm điểm số ở trường học giảm xuống.
GỢI Ý: Nếu bé học hành "sa sút", bạn có thể xem lại cách tôi vựt dậy số điểm của con nhờ khóa học Siêu Trí Nhớ Học Đường của thầy Nguyễn Phùng Phong. Thầy chính là người đào tạo cho các bé tại chương trình Siêu Trí Tuệ Việt Nam (trên HTV2), Siêu Tài Năng Nhí (trên HTV7). Siêu Trí Nhớ Học Đường là khóa học online được hơn 1000 thầy cô đưa vào hệ thống trường học, và được Quốc Hội Việt Nam tuyên dương.
8. Gây mất ngủ
Nghiên cứu của Hiệp hội Tâm lý học Anh cho biết, trẻ em dành nhiều thời gian sử dụng smartphone thường bị mất ngủ, từ đó dẫn đến những vấn đề về sức khỏe, học tập suy giảm, hành xử sai trái, giảm khả năng nhận thức.
ử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ thành "cú đêm"
Nguyên nhân bởi vì smartphone phát ra những ánh sáng được gọi là ánh sáng màu xanh gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của con người.
9. Béo phì
Một nghiên cứu lớn của các chuyên gia Trường Sức khỏe Công cộng thuộc Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy những trẻ em dùng máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh hơn 5 tiếng mỗi ngày thì tăng 43% nguy cơ bị béo phì. Lý do là trẻ “nghiện” thiết bị di động thì ít tập thể dục hơn và có chế độ ăn kém lành mạnh hơn.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ "bự chảng"
10. Giảm trí nhớ, khó tập trung
Một số nghiên cứu cho thấy, trẻ em dùng nhiều thời gian cho smartphone dễ mắc chứng rối loạn khó tập trung hoặc hiếu động thái quá. Theo nghiên cứu của Tổ chức Sinh sản Quốc gia Đan Mạch, hành vi của trẻ có thể chịu ảnh hưởng từ khi còn trong bụng mẹ do bố mẹ dùng điện thoại.
Sử dụng điện thoại quá nhiều, bé sẽ "lơ mơ", "làm trước quên sau"
Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc sử dụng nhiều smartphone sẽ làm khả năng phòng vệ của não sẽ mất đi tác dụng dẫn đến các bệnh thần kinh và các bệnh về não như giảm trí nhớ trầm trọng, bệnh Pakison và làm tăng cao nguy cơ về các bệnh xơ cứng.
Tại sao trẻ em dễ nghiện điện thoại smartphone!
Khi quan sát những đứa trẻ mình phát hiện ra 4 nguyên nhân khiến bé dễ nghiện thiết bị di động nhất!
1. Tuổi mới lớn, chơi & học là chính, trẻ không lo nghĩ chuyện khác
Nếu không được người lớn nhắc nhở, răn dạy thì bé vẫn cho rằng chơi điện thoại là trò tiêu khiển tốt nhất! Dần dần bé dễ dàng chấp nhận thói quen xấu đó là 1 phần thiết yếu của cuộc sống.
Sử dụng điện thoại quá nhiều do "còn nhỏ"
Người lớn chúng ta thì có nhiều nguồn phản hồi nên dễ dàng phát hiện cơn nghiện. Chẳng hạn như:
- Phản hồi từ chính bản thân: "Mình đã lãng phí bao nhiêu thời gian vô nghĩa cho chiếc điện thoại này!"
- Phản hồi từ công việc: "Hôm nay sếp mắng mình trễ kế hoạch, đi làm thì trễ nãy, à thì ra là do mình sử dụng điện thoại quá nhiều!"
- Phản hồi từ thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp: "Mấy nay em thấy anh sử dụng điện thoại nhiều lắm rồi"
Đó là những cảnh báo mang thông điệp: “Nếu không thay đổi thói quen dùng điện thoại thì tai họa sẽ ngập đầu”. Từ đó, bạn sẽ sinh tâm lý muốn thay đổi!
Tuy nhiên, trẻ em đâu nhận biết rõ những thông điệp và suy nghĩ xa đến thế! Thông thường, chỉ khi người lớn dùng biện pháp thì trẻ con mới điều chỉnh được.
2. Bé dễ bị nghiện điện thoại bởi vì những thiết bị di động đáp ứng thú vui ngay cho bé!
Điển hình nhất: mỗi điện thoại Smartphone đều được trang bị Appstore hay Google Play giúp tải về những ứng dụng game dễ như trở bàn tay! Rồi Facebook, Youtube, Phim hoạt hình như Doraemon, Tom & Jerry, Các siêu nhân anh hùng, Những cô công chúa… bao nhiêu là “thuốc nghiện” mà bé con dễ dàng có ngay chỉ sau vài thao tác đơn giản!
Quá trời thú vui nên bé nhanh chóng nghiện điện thoại
Chưa hết còn có Facebook nữa! Nào là bình luận, like, messenger, kết bạn,…. rồi hội nhóm, cộng đồng,… bao nhiêu cung bậc cảm xúc “hỉ nộ ái ố” đều được bé gửi gắm lên đây! Bất chợt trở thành thú vui khó bỏ!
3. Bé dễ phụ thuộc vào thiết bị di động: Smartphone, Ipad, Laptop bởi vì sức ảnh hưởng của số đông
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”. Bé sẽ cư xử giống như những người bạn mình chơi cùng và những người thân thiết xung quanh!
Đây là nguyên nhân dễ khiến trẻ nghiện điện thoại
Nghĩa là nếu bạn bè của bé tham gia “đánh liên minh, liên quân”, chơi Facebook cả ngày thì bé cũng sẽ có khuynh hướng sử dụng điện thoại để tham gia như thế! Do tâm lý: tò mò, muốn được công nhận, không muốn bị tẩy chay, chỉ trích vì cư xử khác với họ.
Ngoài ra, gia đình, những người thân nhất có thể “tập tành” thói quen xấu này cho bé! Chúng sẽ nhanh chóng “làm theo” thậm chí còn sử dụng
Cuối cùng, bằng sự tò mò, thích thú, bé sẽ “nhanh như chớp” sa đà vào điện thoại, cắm mặt vào ipad, laptop mà không biết mệt mỏi!
Có thể bạn quan tâm: Rong nho loại nào ngon cho bé?
4. Nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé bị nghiện là cha mẹ hiện đại quá bận bịu công việc, cuộc sống hằng ngày nên cứ để con chơi với ipad, điện thoại,… mà không chịu nhắc nhở!
Dung túng để con sử dụng bao nhiêu tùy thích!
Bạn nên ghi nhớ “Tre non dễ uốn”. Dù bận rộn cỡ nào, bạn cũng nên dành thời gian cho con, uốn nắn con để bé sử dụng điện thoại Smartphone hiệu quả, phù hợp với sự phát triển toàn diện của bé!
Trẻ nghiện điện thoại có thể do bạn đấy!
Cách cai điện thoại cho trẻ
Mình thường cai điện thoại cho con bằng 3 giai đoạn hiệu quả này!
+ Giai đoạn đầu: Chỉ ra tác hại của việc sử dụng smartphone, thiết bị di động cho bé thấy-hiểu-ngấm-sợ.
+ Giai đoạn hai: Giới hạn thời gian sử dụng lại còn dưới 2 tiếng/ngày! Hướng dẫn bé dùng smartphone, ipad hiệu quả nhất!
+ Giai đoạn cuối: Thay đổi thói quen xấu này bằng kế hoạch thay thế: đi công viên, siêu thị, rạp chiếu phim, dã ngoại, khu giải trí, trung tâm thể dục,….. Hoặc đơn giản là chơi đùa và tâm sự cùng con.
Hẹn gặp lại
Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn thấy rõ được tác hại của việc sử dụng điện thoại đối với trẻ em!
Bạn còn khó khăn nào trong quá trình nuôi con, cần mình tư vấn không? Bạn hãy cứ chia sẻ ngay tại phần bình luận dưới đây nhé! Mình sẽ hồi âm bạn sớm nhất! Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi trọn vẹn bài viết!