Con yêu lớn lên, phát triển bình thường và khoẻ mạnh là mong ước của nhiều cha mẹ. Tuy nhiên, cha mẹ nên bỏ túi những bí kíp này để con thông minh hơn nhé. Các bí kíp này sẽ giúp các con phát triển vượt trội và theo hướng tích cực nhất. Cha mẹ cần thường xuyên giúp đỡ và tạo động lực để duy trì được lâu dài.
1. Thường xuyên cho trẻ nghe nhạc
Âm nhạc điều cần thiết cho trẻ nhỏ. Âm nhạc mang đến rất nhiều lợi ích mà không phải cha mẹ nào cũng có thể hiểu được.
– Âm nhạc giúp tăng cường năng lực trí não
– Âm nhạc giúp cải thiện trí nhớ cho trẻ nhỏ
– Âm nhạc giúp cải thiện các mỗi quan hệ
– Âm nhạc xây dựng sự tự tin
– Âm nhạc xây dựng tính kiên nhẫn cho trẻ
– Âm nhạc là phương thức giúp trẻ kết nối
– Âm nhạc kích thích óc sáng tạo cho trẻ nhỏ
– Âm nhạc là nơi để con được thể chính mình.
2. Cho con vận động thường xuyên
Việc vận động thường xuyên vừa giúp cơ thể con khoẻ mạnh , vừa kích thích cho quá trình học hỏi ngôn ngữ . Vì vậy cha mẹ hãy tìm cho con yêu những bài tập vận động phù hợp với thể trạng của con.
3. Cho con bú sữa mẹ
Đối với các trẻ sơ sinh , thời 6 tháng đầu sau sinh là quan trọng nhất. vì vậy cho con bú hoàn toàn bằng sữa trong thời gian này rất tốt. Các nghiên cứu về sự phát triển của trẻ nhỏ đã chỉ ra rằng sữa mẹ không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể bé mà còn rất tốt cho sự phát triển trí não ở trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Cũng theo những nghiên cứu này thì những bé được bú sữa mẹ có chỉ số IQ cao hơn hẳn những bé không được bú sữa mẹ thường xuyên. Do đó mẹ hãy cho con bú sữa đầy đủ để con lớn lên thật khỏe mạnh và thông minh nhé.
4. Cho bé va chạm với các thử thách
Tạo ra các thử thách để bé vượt qua cũng là cách để trẻ khám phá, suy nghĩ và tìm tòi những điều thú vị. Chính những gì bé thể hiện sẽ giúp bé trở nên nhanh nhẹn và thông minh hơn rất nhiều. Ví dụ mẹ đặt một món đồ chơi phía xa bé để bé bò tới lấy cũng là một thử thách đơn giản với bé.
5. Đọc sách cho bé nghe hàng ngày
Thường các trẻ nhỏ sẽ rất muốn được các mẹ đọc truyện. Bé được 8 tháng tuổi đã có thể nhận biết trình tự các từ ngữ trong câu chuyện mẹ đọc đi đọc lại từ 2 đến 3 lần liên tiếp cho bé nghe. Đây là một cách hiệu quả để bé phát triển khả năng ngôn ngữ của mình.
6. Học thêm một ngôn ngữ khác
Nghiên cứu chỉ ra rằng bé còn nhỏ tuổi có thể học một ngôn ngữ khác nhanh hơn là khi bé lớn lên. Học ngôn ngữ thứ 2 ngay từ nhỏ cũng giúp bé kích thích vùng não bộ chịu trách nhiệm lưu trữ, tạo kết nối và tạo từ vựng. Bé ở độ tuổi mầm non thường có khả năng cảm thụ cao sự đa dạng văn hóa hơn người lớn rất nhiều. Ngôn ngữ thứ hai cũng giúp bé phát triển những loại trí thông minh như thông minh ngôn ngữ, thông minh không gian, kích thích kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bé đấy.
7. Luôn giữ cho tinh thần bé được vui và ổn định
Tinh thần bé luôn thoải mái và vui vẻ là điều tốt giúp cho suy nghĩ và tinh thần con được phát triển ổn định. Cha mẹ hãy luôn để cho con mình được vui chơi tự do nhé. Bên cạnh đó, hãy luôn tạo thêm nhiều không gian và dành thời gian chơi đùa cho bé, nhưng đừng cố gắng kiểm soát quá nhiều hoặc giảm thời gian chơi của bé – đặc biệt là những trò chơi sáng tạo, thể hiện tính lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của con.
Bất kể những hoạt động cha mẹ chọn là gì, hãy đảm bảo rằng những hoạt động đó mang lại thú vị cho con của bạn. Hãy bắt đầu từng bước nhẹ nhàng và dẫn dắt bé con trải nghiệm tất cả những gì thú vị nhất của tuổi thơ.
8. Tham gia các hoạt động tập thể
Việc con tham gia cùng rất nhiều người và nhiều hoạt động sẽ kích thích sự phát triển toàn diện cho con. Trong môi trường tập thể , con sẽ học được rất nhiều.Sinh hoạt tập thể ở đây là việc bố mẹ để cho bé chơi cùng với bạn bè, để giúp bé cải thiện trí thông minh xã hội. Khi mở rộng mối quan hệ giao tiếp, bé sẽ được thực hành khả năng tự kiểm soát, chia sẻ và đàm phán.
Những điều này sẽ giúp bé xây dựng các kỹ năng sống mà bé sẽ cần trong tương lai. Khi bé giao tiếp với nhiều bạn, bé sẽ biết phân biệt được giới tính, bạn nam là như thế nào và bạn nữ khác bạn nam ra sao? Việc đó sẽ giúp bé giao tiếp và kết bạn dễ dàng hơn khi bé đến trường.
9. Cho bé được tự do tưởng tượng và sáng tạo
Bố mẹ không nên để tâm hồn trẻ bị vùi lấp trong hằng hà những tranh ảnh trên máy móc, dù đấy có là tivi, phim ảnh hay máy tính. Bạn nên để cho bé có đủ khoảng không gian tự do để tạo nên những bức tranh và cách nhìn của riêng bé.
Bố mẹ hay có xu hướng ép bé tiếp thu rất nhiều thứ từ sách truyện và phim ảnh, như vậy chúng ta đang vô tình biến bé trở thành một người tiếp nhận, chứ không phải là một người có thể sáng tạo ra những thứ của riêng mình.
10. Có chế độ ăn uống đúng và lành mạnh
Những thực phẩm có lợi cho sức khỏe sẽ giúp phát triến sự thông minh ở trẻ. Một chế độ ăn giàu protein (trứng, cá, thịt, đậu, lạc, …) giúp bé nâng cao sự tập trung, tỉnh táo và tư duy nhạy bén hơn. Carbohydrate đóng vai trò như nguồn năng lượng cung cấp cho não để tư duy tốt hơn. Nó chứa trong các thực phẩm nguyên hạt và hoa quả.
Tuy nhiên, đường và carbohydrate đã qua chế biến lại có ảnh hưởng xấu đến khả năng chú ý, sự tập trung và mức độ hoạt động của bé. Ngoài ra, các vitamin và khoáng chất cũng rất quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
11. Thường xuyên trao đổi thông tin với con
Hãy nói chuyện với trẻ và lắng nghe những gì trẻ nói. Điều này giúp củng cố khả năng giao tiếp và ngôn ngữ.
12. Thể hiện tình cảm với con
Hành động thể hiện tình cảm như ôm ấp , hôn con giúp con cảm nhận được tình yêu thương và sự quan trọng giúp con dần hoàn thiện bản thân và phát triển về mặt tình cảm.
Theo nghiên cứu, những đứa trẻ không được ôm ấp, yêu thương và chơi cùng với bố mẹ hầu như không phát triển não bộ. Họ cũng nhận thấy những đứa trẻ không được ôm ấp và không nhận được sự quan tâm chú ý không phát triển đồng đều, và thường có cảm giác chán nản, thậm chí có thể tử vong.
Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tương tác như ôm ấp, chơi với con giúp phát triển trí tuệ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đứa trẻ. Kết nối yêu thương cùng với những tương tác được hình thành giữa bạn và con của bạn sẽ mang lại nền tảng cho việc phát triển các kỹ năng tư duy.