Bệnh quai bị ở trẻ khi tiến triển nặng có thể dẫn đến khả năng gặp biến chứng viêm não hoặc viêm màng não rất nguy hiểm. Gia đình cần có phương pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ càng sớm càng tốt để hạn chế tình trạng xấu nhất xảy ra. Cùng xem qua bài viết sau để biết cụ thể cách chăm sóc trẻ 4 tuổi bị quai bị nhé!
05/06/2019
Những bé gái bị quai bị sẽ không nguy hiểm bằng các bé trai, nhất là khi bệnh chuyển nặng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé trai sau này. Việc nhận biết sớm tình trạng trẻ 4 tuổi bị quai bị sẽ giúp quá trình điều trị phát huy hiệu quả nhanh hơn.
Dấu hiệu nhận biết trẻ 4 tuổi bị quai bị
Bệnh quai bị lây lan qua đường hô hấp và thường dễ lây nhất vào 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 6 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. Virus quai bị có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng chứa virus khi người bệnh hắt hơi, ho, nói chuyện, khạc nhổ...
- Thông thường trẻ sẽ có dấu hiệu kén ăn, bỏ bữa, khó nhai nuốt, đau vùng mang tai trước khi vị trí này sưng to từ 1 - 2 ngày trước đó.
- Trẻ bị sốt nhẹ, đau đầu và tự hết và tuyến nước bọt bị sưng phồng, sốt đôi khi rét, đau góc hàm và họng vào 14 ngày sau đó.
Khi trẻ 4 tuổi bị quai bị, mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được hướng dẫn điều trị sớm nhất
- Trẻ sợ tiếp xúc với ánh sáng mạnh, hoa mắt và khó thở do khí quản bị chèn ép.
- Nếu trẻ được chăm sóc kịp thời thì các biến chứng sẽ không xuất hiện, khoảng 5 đến 10 ngày, hiện tượng sưng phồng sẽ giảm dần và ít khi bị tái phát.
Cách chăm sóc trẻ 4 tuổi bị quai bị
Việc chăm sóc trẻ bị quai bị có vai trò rất quan trọng để quyết định khả năng hồi phục của bé. Bệnh liên quan đến hệ thống hô hấp, cơ hàm và khả năng nhai nên mẹ cần lưu ý một số điều sau:
1. Mẹ nên cho bé kiêng các đồ ăn cay, không nên cho bé uống nước trái cây có vị chua vì tuyến nước bọt phân tiết và vùng lây nhiễm virus quai bị sưng to hơn và dẫn đến biến chứng.
2. Mẹ có thể sử dụng miếng dán hạ sốt, hạ thân nhiệt cho trẻ bằng khăn ấm và chườm nóng vùng góc hàm.
3. Khi trẻ 4 tuổi bị quai bị, bố mẹ không được tự ý dùng thuốc bôi, thuốc đắp hay thuốc uống nếu bác sĩ chưa cho phép.
Tình trạng trẻ 4 tuổi bị quai bị kèm theo sốt cao có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm
4. Mẹ chỉ nên cho bé ăn tinh bột từ gạo, ngũ cốc, hoặc bột mì và tuyệt đối không cho bé ăn nếp hay những thực phẩm khó tiêu khác.
5. Trong thời gian con bệnh, mẹ cần tránh tắm bé thường xuyên và không để bé ở những khu vực nhiều bụi bẩn để tránh tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
6. Dù trẻ bị sưng phần hàm nhưng con vẫn cần được vệ sinh răng miệng và cơ thể sạch sẽ. Mẹ nên để bé súc miệng với nước muối loãng để tránh khô miệng và hạn chế sự phát triển vi khuẩn trong khoang miệng.
7. Hạn chế để con vận động mạnh mà nên để trẻ nằm nghỉ ngơi trong phòng thoáng đãng. Mẹ hãy thường xuyên cho con uống nước và sữa để tránh mất nước nhé.
8. Trong thực đơn của trẻ 4 tuổi bị quai bị cần tăng cường các loại đậu xanh, đậu đỏ, đậu cô ve, rau và hoa quả đóng vai trò quan trọng giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ bị bệnh.
9. Nếu như trẻ bị đau đầu và đau hàm không ngủ được thì mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc paracetamol, ibuprofen hay corticoid,... để giảm đau.
10. Nếu mẹ đưa bé ra đường thì hãy nhớ đeo khẩu trang và tốt nhất nên hạn chế tiếp xúc với người ngoài để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.
Khi trẻ 4 tuổi bị quai bị, mẹ nên bảo vệ bé khỏi sự xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài
11. Đối với các bé trai bị quai bị kèm theo dấu hiệu viêm tinh hoàn, mẹ cho mặc quần lót phù hợp và chườm lạnh để giảm sưng đau.
12. Để kiểm soát được nguy cơ lây nhiễm của bệnh, ngay khi trẻ phát bệnh mẹ nên cách ly trẻ khoảng 2 tuần để đảm bảo an toàn cho cả bé và những người xung quanh.
13. Trong trường hợp
trẻ sốt cao không hạ suốt nhiều ngày mà không hạ sốt được, hoặc thấy xuất hiện biến chứng cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện để theo dõi và điều trị phức tạp hơn.
14. Giữ môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng, thường xuyên vệ sinh các đồ chơi, vật dụng của trẻ
15. Quai bị là một triệu chứng bệnh lý rất nguy hiểm và có thể phát sinh nhiều biến chứng phức tạp gây thiệt thòi cho bé sau này. Chính vì vậy gia đình cần đặc biệt chú ý theo dõi và đưa trẻ đến bác sĩ ngay từ ban đầu để được hướng dẫn chăm sóc bé tốt nhất.