Việc rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ chưa bao giờ là dễ dàng. Nó đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Đặc biệt là lòng kiên nhẫn của những bậc làm cha, làm mẹ. Và từ trước đến nay, hễ nhắc đến hai từ “kỷ luật” thì rất nhiều người thường hiểu theo chiều hướng tiêu cực là “trừng phạt”. Nhưng thực tế thì ngược lại, kỷ luật mang ý nghĩa là “dạy dỗ”, là “chỉ bảo”.
Rèn luyện tính kỷ luật cho con thật không dễ dàng
Đó là quá trình dạy con những hành vi nào được chấp nhận và những hành vi nào là sai trái, không được chấp nhận. Nói một cách khác, kỷ luật là dạy một đứa trẻ tuân theo các quy tắc, nhằm giúp con có cách cư xử đúng đắn hơn, nề nếp hơn trong cuộc sống hàng ngày.
Vậy làm cách nào để rèn luyện tính kỷ luật cho con?
Bạn nên biết rằng, mục đích cuối cùng ở việc rèn luyện tính kỷ luật cho con trẻ chính là sự tự giác. Sự tự giác sẽ khiến trẻ sống một cách có kỷ luật và tạo nên những thói quen tốt sau này!
Dưới đây là một số cách cha mẹ có thể làm để giúp con học và rèn luyện tính kỷ luật, tự giác. Quý phụ huynh cùng tìm hiểu ngay nhé!
6 cách rèn luyện tính kỷ luật cho con
1. Khiển trách hành vi chứ không trừng phạt trẻ. Tránh trừng phạt con ở chỗ đông người
2. Tích cực khen ngợi tính kỷ luật và tự giác của con
3. Cùng con bàn luận và đưa ra thời gian biểu đơn giản, cụ thể, dễ dàng thực hiện
4. Giải thích lý do đằng sau quy tắc của bạn
5. Đưa ra hậu quả – Nhận lại bài học
6. Biểu đồ mô tả hành vi tại một thời điểm
1. Khiển trách hành vi chứ không trừng phạt trẻ. Tránh trừng phạt con ở chỗ đông người
Câu chuyện Nghệ thuật Shitsuke (kỷ luật)
Một ngày nọ, tôi vô tình phát hiện lý do tại sao mình chưa bao giờ nhìn thấy một đứa trẻ Nhật Bản bị phạt. Hôm đó, trên một chuyến tàu khác, một đứa trẻ cũng bướng bỉnh và nhất quyết không chịu về nhà như con trai tôi lần trước. Người bố nhanh chóng kéo cả nhà ra khỏi tàu. Khi cánh cửa đóng lại và đoàn tàu bắt đầu chạy, tôi thấy anh ngồi xuống cạnh con trai giữa sân ga vắng vẻ và bắt đầu la mắng.
Làm cách nào để rèn luyện tính kỷ luật cho con?
Trong khi tôi cố gắng tập trung vào việc ngăn chặn những hành vi xấu của con, thì các bậc cha mẹ Nhật Bản dường như lúc nào cũng kiên nhẫn chờ đợi đến thời điểm riêng tư để thảo luận. Tôi bắt đầu nhận thấy điều này ở khắp mọi nơi. Cha mẹ cúi xuống phía sau các cột trụ trong nhà ga xe lửa, ở rìa công viên hay trong xe hơi. Và khi đó họ mới bắt đầu trò chuyện với con cái.
Bên cạnh giữ thể diện cho trẻ, dạy con chốn riêng tư cũng là cách phụ huynh giữ thể diện cho mình. Ở Nhật Bản, kỷ luật được gọi là shitsuke – từ này cũng thường dùng với nghĩa là giáo dục hay nuôi dưỡng. Bố mẹ chính là tấm gương để con trẻ noi theo. Và trong trường hợp của tôi, nói chuyện riêng với con chắc chắn sẽ hiệu quả hơn là giận dữ và quát mắng giữa một chuyến tàu đông đúc.
2. Tích cực khen ngợi tính kỷ luật và tự giác của con
Cung cấp sự chú ý tích cực và khen ngợi bất cứ khi nào con bạn thể hiện tính kỷ luật tự giác. Hãy chỉ ra những hành vi tốt mà bạn muốn thấy thường xuyên hơn.
Tích cực khen ngợi tính kỷ luật và tự giác của con | vienantoan.edu.vn
Ví dụ: “Chăm chỉ làm bài tập về nhà là rất đáng khen đó. Con cứ tự giác như vậy chắc chắn học rất giỏi cho xem. Cố gắng phát huy con nhé!”
Khi được khen ngợi và động viên, các con sẽ cảm thấy hãnh diện và tích cực thực hiện những hành động tích cực này thường xuyên.
Khi được khen ngợi và động viên, các con sẽ cảm thấy hãnh diện và tích cực thực hiện những hành động tích cực
3. Cùng con bàn luận và đưa ra thời gian biểu đơn giản, cụ thể, dễ dàng thực hiện
Một lịch trình tương tự mỗi ngày sẽ tạo cho con một thói quen. Chính việc lặp đi lặp lại sẽ khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Khi đó, con sẽ biết phải làm những gì và làm như thế nào? Con sẽ bắt nhịp dễ dàng và cảm thấy quen thuộc, đơn giản hơn mỗi khi thực hiện. Quan trọng nhất là cha mẹ có thể yên tâm mỗi khi vắng nhà. Các con vẫn có thể thực hiện những gì đã được liệt kê sẵn ra trước đó nè!
Thời Gian Biểu – rèn luyện tính kỷ luật cho con
Ví dụ:
Một thói quen tốt vào buổi sáng giúp con biết khi nào đến giờ dậy, đánh răng, chải tóc, ăn sáng và đi học, … .
Thời gian rảnh sau mỗi giờ học ở trường. Cha mẹ có thể dạy con cách phân chia thời gian hợp lý giữa việc học và chơi. Đặc biệt vào buổi tối, thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ giúp trẻ ổn định và ngủ nhanh hơn.
Những thói quen tưởng chừng đơn giản, nhưng lại giúp con dễ dàng thực hiện, lâu dần sẽ thành tự giác. Và với thực hành thường xuyên, con bạn sẽ học cách thực hiện thói quen mà không cần sự trợ giúp hay nhắc nhở của bạn.
4. Giải thích lý do đằng sau quy tắc của bạn
Khi nói đến việc giúp trẻ học cách đưa ra lựa chọn lành mạnh, cách tiếp cận giao quyền là tốt nhất vì nó giúp trẻ hiểu được lý do của các quy tắc.
Thay vì nói, hãy làm bài tập về nhà ngay bây giờ, vì mẹ nói là bắt buộc phải làm và con không được cãi lại hay phản kháng gì cả. Điều đó khiến trẻ cảm thấy khó chịu. Vì vậy, hãy giải thích lý do cơ bản cho quy tắc này. Hãy nói rằng: “Con nên ưu tiên làm bài tập về nhà của mình trước. Sau đó còn rất nhiều thời gian rảnh, con có thể giải trí và nghỉ ngơi thoải mái. Cố lên nhé con yêu!”
Điều này giúp con trẻ hiểu rằng mình vẫn có thể chơi sau khi làm bài tập. Nghe nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc “phải làm”.
Tất nhiên, bạn cũng không nên đưa ra những lời giải thích dài dòng hoặc những bài giảng sẽ làm con bạn nhàm chán, không muốn nghe. Nhưng một lời giải thích ngắn gọn về lý do để con hiểu đó là thứ tự lựa chọn tốt nhất.
5. Đưa ra hậu quả – Nhận lại bài học
Đôi khi, hậu quả tự nhiên có mang lại những bài học quý giá cho cuộc sống?
Bạn có thể lấy hàng loạt ví dụ về hậu quả để kể cho con nghe. Từ đó chỉ ra hậu quả nghiêm trọng để con lấy đó làm bài học kinh nghiệm.
Đó có thể là câu chuyện cổ tích “ Chú bé chăn cừu” mà xưa kia con đã từng nghe.
Câu chuyện chú bé chăn cừu | vienantoan.edu.vn
Chú bé vì quá nhiều lần nói dối, làm mọi người xunh quanh mất niềm tin vào mình. Đến khi sự việc chẳng hay lại không một ai giúp đỡ. Vậy con sẽ rút ra được bài học gì sau câu chuyện?
Hay thực tế hơn, buổi tối vì quá mê bộ phim hoạt hình mà không chịu đi ngủ sơm. Sáng hôm sau con một là sẽ ngủ quên, hai là sẽ rất mệt mỏi. Con sẽ chẳng thể tập trung nghe giảng một chút nào. Đúng không?
Giải thích những hậu quả tiêu cực sẽ là gì nếu con bạn đưa ra lựa chọn kém. Sau đó, hãy để con bạn lựa chọn lại.
Hãy nhớ rằng bạn nhỏ này cần phải tự học cách đưa ra quyết định lành mạnh, bằng cách kiểm tra các hậu quả tiềm tàng của hành vi của mình.
6. Biểu đồ mô tả hành vi tại một thời điểm
Kỷ luật tự giác là một quá trình phải mất nhiều năm để trau dồi và tinh chỉnh. Sử dụng các chiến lược kỷ luật phù hợp với lứa tuổi để định hình hành vi từng bước một.
Thay vì mong đợi một đứa trẻ 6 tuổi đột nhiên có thể thực hiện toàn bộ thói quen buổi sáng của mình mà không cần bất kỳ lời nhắc nào. Hãy sử dụng biểu đồ hình ảnh trên tường mô tả ai đó:
Tự thức dậy vào sáng sớm
Tự thức dậy vào sáng sớm!
Đánh răng, rửa mặt
Đánh răng, rửa mặt sạch sẽ | vienantoan.edu.vn
và mặc quần áo
Chuẩn bị đến trường | 6 cách rèn luyện tính kỷ luật cho con thật bổ ích!
Bạn thậm chí có thể chụp ảnh con bạn thực hiện các hoạt động này và tạo biểu đồ của riêng bạn.
Khi cần thiết, cung cấp lời nhắc nhở để con bạn nhìn vào biểu đồ cho đến khi bé có thể tự mình thực hiện từng nhiệm vụ. Cuối cùng, người bạn nhỏ này sẽ cần ít lời nhắc hơn và sẽ không cần đến bất kì tác động nào vì tính tự giác của bản thân đã được cải thiện.
Bất cứ khi nào con bạn đang học một kỹ năng mới hoặc có được sự độc lập hơn, hãy giúp chúng làm từng bước nhỏ một.
Hi vọng “6 cách rèn luyện tính kỷ luật cho con” này của chúng tôi sẽ thật sự bổ ích. Hãy áp dụng ngay nhé!