Không so sánh con mình với những đứa trẻ khác
Khi sinh con ra, đầu tiên bạn hãy sờ vào khắp cơ thể bé nhìn thật kỹ xem có gì bất thường không. Dù không có bất thường gì nhưng mỗi trẻ lại lớn lên theo cách riêng của chúng, nên việc so sánh con mình với những đứa trẻ khác là sai lầm.
Khi bố mẹ so sánh con mình với những đứa trẻ khác, bộ não chúng sẽ ghi nhớ và nghĩ rằng chúng không hoàn thiện, không bao giờ bằng được những người mà bạn mang ra so sánh. Và nó cứ mãi lơ lửng như thế trong tâm trí trẻ.
Mỗi đứa trẻ là một cá nhân riêng biệt, chúng có những tài năng và đặc điểm khác nhau. Điều quan trọng là bố mẹ để bé tự do phát triển khả năng của mình, không nên tạo cho bé cảm giác kém cỏi không bằng người khác.
Không nên bỏ bê trẻ
Trẻ con được sinh ra vẫn còn non nớt và chưa thể tự lập được. Cha mẹ phải nhận thức rằng cần phải chăm sóc và giáo dục cho trẻ từng chút một để bé trưởng thành hơn mỗi ngày.
Với trẻ sơ sinh ngay từ lúc sinh ra đã giao tiếp ngay với bố mẹ, tất nhiên là các bé chưa biết nói nhưng bé biết bập bẹ và quơ quơ tay, có những trường hợp ghi lại bé vừa chào đời đã cười toe toét khi nghe giọng nói của bố (Đọc thêm: Em bé vừa chào đời đã cười toe toét khi nghe giọng nói quen thuộc của bố).
Có nhiều nghiên cứu cho rằng việc tương tác hai chiều giữa bố mẹ và con cái mang lại nhiều lợi ích tích cực đối với trẻ như khả năng nhận thức, hành vi, khả năng kết nối với mọi người xung quanh…
Với trẻ nhỏ bố mẹ có thể thường xuyên sáng tạo những câu chuyện, bào hát, trò chơi để tạo môi trường phát triển tốt nhất cho trẻ.
Rèn cho trẻ thói quen học hàng ngày
Khi trẻ 0 tuổi, việc học tập đồng nghĩa với kích thích 5 giác quan và cơ thể trẻ. Điều quan trọng là hàng ngày phải thực hiện dần những kích thích phù hợp với từng thời kỳ của trẻ.
Học cùng trẻ
Giai đoạn trẻ từ khi sinh ra đến khoảng 3 tuổi là thời kỳ trẻ có những thay đổi mãnh liệt nhất trong suốt cuộc đời con người, nhưng ở mỗi trẻ lại có sự phát triển khác nhau. Ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau các mẹ có những phương pháp học cùng trẻ sao cho phù hợp để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Đừng để mặc trẻ khóc
Hãy tưởng tượng mọi người bị đau và cầu xin những người xung quanh giúp đỡ nhưng chẳng ai quan tâm cả. Ắt hẳn bạn sẽ cảm thấy tức giận với những người xung quanh?
Với trẻ nhỏ cũng vậy, điều này còn tệ hơn nữa vì não bộ của trẻ đang học cách giao tiếp, phản ứng xã hội và chức năng sinh lý (sức khỏe).
Chúng ta cần nhớ rằng giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất ở trẻ là sau khi sinh khi mà tới 75% chức năng não bộ phát triển (chủ yếu những năm đầu đời) và di truyền biểu sinh được diễn ra.
Mọi người hãy lưu ý rằng khi trẻ sơ sinh khóc, không phải là trẻ đang cố ăn vạ đâu. Trẻ có nhu cầu và đó là cách duy nhất để giao tiếp với thế giới xung quanh mà con biết.
Cảm thấy thú vị khi tiếp xúc với trẻ
Nếu cha mẹ biết bắt não bộ làm việc đúng cách, họ sẽ thấy ngay được thành quả của việc dạy con. Để bắt não bộ làm việc đúng cũng như để nhận ra được những thành quả đó thì cha mẹ cần cảm thấy thích thú khi tiếp xúc với trẻ.
Giữ gìn sức khỏe
Sự phát triển của trẻ là không ngừng nghỉ. Nếu chúng ta dừng việc học tập cho trẻ có nghĩa là trì hoãn sự gia tăng các khớp thần kinh trong khoảng thời gian đó. Chính vì vậy, cha mẹ phải chú ý đến sức khỏe của mình để giúp trẻ học tập hiệu quả.
Nếu cha mẹ làm những điều trên ngay từ lúc trẻ sơ sinh chắc chắn sẽ giúp trẻ có một bộ não phát triển tốt, giúp trẻ học hỏi nhiều kiến thức về cuộc sống và phát huy nó trong tương lai ngay từ những năm tháng đầu đời.