Muốn con nghe lời, trước hết cha mẹ phải học cách lắng nghe, tôn trọng cảm xúc của trẻ.
Để con chú ý đến bạn.
Những đứa trẻ bị cuốn theo một trò chơi hoặc một cuộc chiến đôi khi không nhận ra người lớn đang giúp chúng giải quyết. Chúng có thể la hét hoặc không để ý lời cha mẹ.
Để con tập trung vào những điều bạn nói, hãy ngồi xổm hoặc cúi xuống ngang mặt con, đặt tay nhẹ nhàng lên vai trẻ. Sự gần gũi đó giúp bạn tăng cơ hội được lắng nghe.
Thì thầm với con
Đôi khi la hét mang lại kết quả nhanh, nhưng khi đã quá quen với tiếng la hét, trẻ sẽ chai lì. Vì vậy, thay vì lớn tiếng, hãy thì thầm với con.
Theo bản năng, chúng ta sẽ cảm thấy những lời thì thầm thường quan trọng. Với trẻ nhỏ, tiếng thì thầm có tác dụng xoa dịu, giảm bớt sự lo lắng của trẻ.
Hãy để trẻ chủ động
Hãy sử dụng câu "khi nào con ... thì con sẽ được..." để trẻ thấy con được quyết định khi nào một kết quả tích cực xảy đến. Cha mẹ cũng có thể nói câu điều kiện này trong một số tình huống để kích hoạt phản hồi mong muốn. Ví dụ: Khi buổi biểu diễn kết thúc thì con phải đi tắm. Khi ăn ngũ cốc xong, thì con cần đánh răng.
Lượng thông tin vừa đủ.
Một nghiên cứu về dung lượng trí nhớ đăng trên Thư viện y khoa Mỹ, năm 2010, cho hay, bộ não trẻ dưới 7 tuổi có thể lưu trữ không quá 1-2 phần thông tin, trẻ lớn hơn và người lớn lưu trữ tối đa 3-5 phần.
Vì vậy, cố gắng thu hút sự chú ý của con bằng một loạt thông tin là vô nghĩa. Tốt nhất, bạn nên chọn lọc những điều quan trọng, thể hiện nó trong 1-2 cụm từ ngắn.
Đừng cằn nhằn.
Nếu con phớt lờ, có lẽ bạn đã thường xuyên lớn tiếng hoặc hay cằn nhằn. Đừng làm điều đó vì nó khiến trẻ thấy mình kém cỏi, bị cha mẹ thao túng nên muốn tạo khoảng cách...
Thay vì bực bội khi con cả trăm lần không dọn đĩa sau ăn, hãy khen ngợi trẻ vì một việc làm đúng. Nếu bạn đòi hỏi con điều gì, hãy hướng dẫn chúng và cảnh báo hậu quả.
Giải thích hành vi của con.
Phải cho trẻ hiểu hành động của con ảnh hưởng đến mọi người, động vật xung quanh thế nào.
Đừng reo rắc cảm giác tội lỗi cho con, chỉ cần nói nó khiến ai đó đau buồn và phẫn uất. Cách làm này giúp trẻ biết đồng cảm với người khác hơn.