Đặt mình ngang hàng với con sẽ là một công cụ đầy sức mạnh để bạn giao tiếp với con.
Huechi - Bibi.VN
Làm gương cho con
Con bạn sẽ nhìn bạn để học cách cư xử vì thế hãy làm mẫu bằng cách sử dụng cách cư xử của bạn để hướng dẫn con. Những gì bạn làm quan trọng hơn rất nhiều so với những gì bạn nói. Nếu bạn muốn con nói: "Làm ơn" thì bạn hãy nói như thế. Còn nếu bạn không muốn con mình lớn tiếng thì bạn hãy giữ giọng mình ở mức độ thích hợp.
Nếu bạn có thể nói thật về cách cư xử của con tác động thế nào tới bạn, con sẽ nhận ra được cảm xúc của chúng đã tác động thế nào đến bạn và nhận biết cảm xúc của bạn ra sao.
Khi bạn làm đúng lời hứa, dù tốt hay xấu, con bạn sẽ học được cách tin tưởng và tôn trọng bạn. Vì thế, khi bạn hứa đi dạo sau khi con bạn đã mua đồ chơi thì hãy chắc rằng bạn sẽ đi dạo.
Trẻ con thường ghét việc không được chiều theo ý thích của mình. Vì thế, nếu bạn nói "Không" thì đó sẽ có nghĩa là "Không" chứ không có nghĩa là "Có lẽ". Vì thế đừng nói từ "Không" nếu bạn không có ý như thế.
Thấu hiểu suy nghĩ, cảm xúc của con
Lắng nghe một cách chủ động là một công cụ khác giúp con bạn đối phó với những cảm xúc. Con bạn sẽ rất chán nản, đặc biệt nếu chúng không thể thể hiện mọi thứ bằng lời. Vì thế, khi bạn nói cho con biết điều bạn nghĩ con đang cảm thấy, sẽ giúp giải tỏa sự bức bối của con bạn và giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn. Điều này cũng sẽ giải tỏa rất nhiều cơn nóng giận có thể xảy ra.
Việc bạn đặt mình vào vị trí ngang hàng với con sẽ là một công cụ đầy sức mạnh để bạn giao tiếp tích cực với con. Tình cảm thân thiện sẽ giúp bạn hiểu rõ con nghĩ hoặc cảm thấy như thế nào. Điều này cũng giúp con bạn tập trung vào điều mà bạn muốn hỏi hoặc trò chuyện.
Trước khi bạn can thiệp vào điều con bạn đang làm, hãy tự hỏi điều đó có thực sự là vấn đề không. Bạn chỉ nên chỉ dạy, đòi hỏi và phản ứng tiêu cực đối với con ở mức tối thiểu, điều này sẽ khiến khả năng xung đột và những cảm xúc tồi tệ sẽ ít xảy ra hơn.
Giúp con cư xử theo hướng tốt
Điều này có nghĩa là khi con bạn cư xử theo hướng bạn thích, bạn có thể khuyến khích một cách tích cực. Cách phản ứng tích cực này thường được gọi là "khen ngợi có nghệ thuật". Cố gắng nói 6 lời nhận xét tích cực (khen ngợi hoặc khuyến khích) so với 1 lời nhận xét tiêu cực (phê bình hoặc chê trách). Tỉ lệ 6 - 1 sẽ giúp mọi thứ cân bằng.
Bạn hãy làm con cảm thấy chúng quan trọng. Trẻ con thích điều này khi chúng có thể đóng góp vào gia đình. Hãy giao một số công việc vặt đơn giản hoặc những việc mà con bạn có thể làm. Nếu bạn có thể giúp con làm quen với việc nhà, con bạn sẽ làm tốt hơn và chăm chỉ hơn. Những công việc nhà sẽ giúp con bạn cảm thấy có trách nhiệm, tạo lòng tự trọng và bạn cũng được giúp đỡ.
Khi con bạn lớn dần, bạn có thể giúp con nhận thức trách nhiệm về cách cư xử của mình và những hệ quả của những cư xử ấy. Đôi khi chúng ta làm cho con quá nhiều mà không để tự con nhận thức. Bạn cần phải cho con thấy những hệ quả của các cách cư xử nguy hiểm và không thể chấp nhận được.
Thế giới tiêu dùng