1. Cho trẻ không gian tự do độc lập
Trẻ cần có không gian độc lập riêng để trưởng thành, cha mẹ kiểm soát chặt chẽ quá có thể gây tác dụng ngược, nhất là khi trẻ đang trong giai đoạn nổi loạn.
Cha mẹ càng kỷ luật trẻ nghiêm khắc, trẻ càng phản kháng. Điều này khiến đứa trẻ không khá lên được và mối quan hệ với cha mẹ cũng trở nên tồi tệ hơn.
Khi lớn lên, trẻ cũng dần có ý thức tự lập và khả năng nhận thức của mình. Nếu cha mẹ ép buộc ý kiến chủ quan với con sẽ chỉ khiến trẻ ngày càng ngại giao tiếp với cha mẹ. Vì vậy, trong quá trình kết thân với trẻ, chúng ta phải nắm được “ngưỡng” này và để lại một khoảng không gian độc lập cho trẻ.
2. Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ em
Khi trẻ làm điều gì sai trái, cách xử lý của cha mẹ rất quan trọng, không chỉ để trẻ biết lỗi của mình mà còn bảo vệ lòng tự trọng của trẻ. Chúng ta phải cho con cơ hội để thử và mắc sai lầm vì như nhà giáo dục học Lunacarski đã từng nói: Sai lầm là học phí phải trả cho sự tiến bộ.
Dù không phải cha mẹ cố ý làm tổn thương con bằng lời nói nhưng trong nhiều trường hợp, hành vi mắng mỏ hay quan niệm “thương cho roi cho vọt” của phụ huynh vẫn ảnh hưởng rất lớn đến lòng tự trọng của trẻ.
Do đó, trước khi mắng con, cha mẹ phải bình tĩnh và suy xét chắc chắn rằng đứa trẻ có đang mắc lỗi không? Các lý do của việc này sẽ được xử lý khi thích hợp.
3. Lắng nghe những nhu cầu hợp lý của trẻ
Đã từng có một cuộc khảo sát về trò chuyện giữa trẻ em và phụ huynh, trong số tất cả những người được khảo sát, chỉ có 7% học sinh và phụ huynh có hơn một giờ trò chuyện mỗi ngày. Nhưng nội dung trò chuyện của họ chỉ giới hạn ở việc học và làm bài tập về nhà. Chỉ 1,6% học sinh nói chuyện với cha mẹ về ước mơ của mình.
Vì vậy, theo lời khuyên của các nhà tâm lý học, cha mẹ hãy gần gũi và lắng nghe con bạn nhiều hơn, những gì bạn nhìn thấy sẽ là một thế giới trong sáng và hồn nhiên. Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái là một quá trình hai chiều nên để con hiểu mình, trước tiên cha mẹ phải hiểu con và bước vào thế giới nội tâm của con trước.
Từ đó, các phụ huynh hãy lắng nghe những nhu cầu hợp lý của đứa trẻ, đáp ứng các con khi có thể và như vậy tình cảm cha mẹ - con cái mới được cải thiện, khăng khít hơn.
Sự xa cách và ghẻ lạnh tồn tại một cách khách quan, nhưng chúng ta có thể tạo cầu nối để rút ngắn khoảng cách. Khi cha mẹ có thể thu hẹp khoảng cách trong tương tác với con cái, họ đã thực hiện một bước quan trọng để hướng tới giáo dục thành công.