Trẻ bị nóng trong người thường có các dấu hiệu như: nổi mụn nhọt, ra mồ hôi trộm, da dẻ khô, môi khô, đêm ngủ không ngon giấc, sờ vào người cảm giác rất nóng, chán ăn…Nhiệt độc tích tụ lâu ngày làm suy yếu, gây ra nhiễm trùng, trẻ chán ăn dẫn tới còi cọc hoặc ăn nhiều mà vẫn gầy. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để biết cách cải thiện tình trạng nóng trong người ở trẻ nhỏ.
Biểu hiện của trẻ nhỏ khi bị nóng trong người
Nóng trong người không phải là một bệnh nghiêm trọng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, tuy nhiên khi trẻ bị nóng trong người kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, gây ra một số bệnh khác như trẻ biếng ăn, suy giảm hệ miễn dịch,… ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt hàng ngày của cả gia đình. Trẻ nhỏ nào cũng sẽ có một vài lần bị nóng trong, có thể do bố mẹ không đảm bảo cho bé chế độ sinh hoạt điều độ, cho bé ăn nhiều đồ cay nóng. Nhưng nguyên nhân sâu xa ở đây là do suy giảm chức năng gan, thận gây nên. Gan có chức năng quan trọng trong việc chuyển hoá thức ăn. Quá trình chuyển hoá thức ăn thành năng lượng sẽ sinh ra các chất độc, gan sẽ phải chuyển hoá các chất độc thành dạng vô hại rồi thải ra ngoài qua 3 đường: đại tiện, tiểu tiện và mồ hôi.Nếu chức năng gan bị suy giảm kéo theo thận phải tăng công suất làm việc để hỗ trợ việc đẩy các chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chức năng tiêu độc và bài tiết của 2 bộ phận này bị suy giảm sẽ gây ra tình trạng nóng trong.
Sau đây là một số biểu hiện khi trẻ bị nóng trong người mà bố mẹ nên nhận ra để sớm có hướng khắc phục.
- Da dẻ khô, sờ vào nóng .
- Môi căng đỏ, sưng mọng, nhưng khô.
- Hơi thở hôi, nóng.
- Hay chảy máu chân răng.
- Chán ăn, khó ngủ, thể trạng thường gầy.
- Hay nổi mụn nhọt, bị dị ứng, rôm sảy.
- Bị táo bón, nước tiểu vàng (trừ trường hợp đang uống thuốc hoặc do thức ăn gây nên nước tiểu vàng).
Hướng dẫn những cách giảm tình trạng nóng đối với từng lứa tuổi
Đối với bé sơ sinh còn đang bú mẹ
– Lúc này, nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé sơ sinh là sữa mẹ. Do đó, mẹ nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu. Nguồn dinh dưỡng dồi dào này đến từ các loại rau xanh, trái cây bổ dưỡng.
– Mẹ nên hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, chất đạm cũng như chất kích thích, có thể gây nóng trong, táo bón ở bé.
– Ngoài ra, bên cạnh sữa mẹ, mẹ vẫn cần cho bé uống đủ nước. Uống nhiều nước giúp bé thanh lọc cơ thể, giảm thiểu các chất độc hại, dư thừa trong cơ thể, tăng cường chức năng gan thận.
– Đối với những bé đang kết hợp sữa mẹ cùng sữa công thức, mẹ cần lưu ý thành phần của sữa. Chọn sữa công thức phù hợp với chế độ ăn uống của trẻ. Mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được loại sữa phù hợp. Hãy chọn những loại sữa mát, giàu chất xơ hòa tan và có thành phần giống sữa mẹ. Bởi thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé còn khá đơn giản và chưa thể tiêu hóa những chất giàu dinh dưỡng.
Đối với trẻ bắt đầu ăn dặm
– Đối với trẻ nhỏ bắt đầu ăn dặm, để phòng ngừa và điều trị nóng trong, mẹ cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Bổ sung nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh, hoa quả tươi giúp làm mát cơ thể, giải nhiệt cho bé.
– Cho bé uống đủ nước, tránh tình trạng táo bón, nóng trong.
– Một trong những loại thực phẩm tự nhiên chữa nóng trong vô cùng hiệu quả là bột sắn dây. Sắn dây có vị mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Mẹ có thể pha bột sắn cùng nước nóng, nấu khuấy đều cho bé ăn.
Đối với các bé trên 1 tuổi
– Mẹ nên lập lại thực đơn dinh dưỡng khoa học cho bé, bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, canxi, các loại vitamin. Các loại thực phẩm giàu đạm nên bổ sung đủ lượng không nên cho trẻ ăn quá nhiều; các loại thực phẩm chứa nhiều đường, dầu mỡ nên hạn chế cho trẻ ăn.
– Cho trẻ uống nhiều nước: từ 1,5 – 2 lít nước/ ngày tùy vào cơ địa, thể trạng.
– Sinh hoạt khoa học, ăn – ngủ – nghỉ đúng giờ.
– Hạn chế các loại thức ăn cay nóng, chất kích thích.
– Cho bé sử dụng thêm một số sản phẩm hỗ trợ điều trị nóng trong thành phần từ thiên nhiên chứa chiết xuất cây kế sữa, cây khúng khiếng…. Những loại sản phẩm thành phần có chứa hạt kế sữa sẽ rất tốt trong việc điều trị các bệnh nóng trong, mẩn ngứa, mề đay do thành phần trong cây kế sữa giúp tăng cường tổng hợp RNA ribosom, một loại axit nucleic tham gia tổng hợp protein, do đó thúc đẩy phục hồi các tế bào gan bị tổn thương và kích thích sự phát triển các tế bào gan mới. Chiết xuất cây khúng khiếng làm tăng nồng độ glutathione nội sinh – chất chống oxy hóa mạnh nhất trong cơ thể. Glutathione giúp giải độc cơ thể thông qua gan nhờ gắn kết với các độc chất trong gan, chuyển hóa chúng và đào thải ra ngoài.
Hi vọng qua bài viết bố mẹ có thể nắm được những biểu hiện khi bé nóng trong người và có phương pháp phù hợp. Bé bị nóng trong có thể nổi mụn nhọt, rôm sảy, ngứa ngày. Mẹ nên cho bé mặc quần áo thoáng mát, tránh gây khó chịu, đau rát. Đặc biệt, tránh việc dùng thuốc bừa bãi và nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Chúc bé yêu nhà bạn luôn cao lớn khỏe mạnh.