Sự đồng cảm cần được thấm nhuần, không đến một cách tự nhiên. Cha mẹ có thể thực hành và đưa ra các hành động để giúp trẻ học cách đồng cảm và áp dụng trong các hoạt động hàng ngày.
Theo đó, thể hiện lòng biết ơn đối với những hành động tử tế nhỏ. Cha mẹ giải thích cho trẻ về cách mỗi người đóng góp cho gia đình nhằm hướng tới tình yêu thương và hoàn thành nghĩa vụ của họ với gia đình.
Bên cạnh đó, cha mẹ thể hiện và làm gương cho những hành động tử tế nhỏ đối với người lớn tuổi, nhân viên phục vụ, vật nuôi,... Dạy trẻ về cách thể hiện cảm xúc cũng là cách để giúp trẻ học cách đồng cảm.
Ngoài ra, khi trẻ không nghe lời, cha mẹ không nên kỷ luật, bởi trẻ có thể làm theo cách kỷ luật này cũng như giải quyết cơn giận bằng cách tương tự trong tương lai. Cha mẹ nên hướng đến việc giúp trẻ hiểu được nội lực và khả năng xử lý tình huống bằng tình thương và sự thấu hiểu.
Lưu ý rằng nuôi dạy trẻ cần sự kiên quyết và kiên nhẫn ở cha mẹ. Ở một khía cạnh cụ thể, nuôi dạy con cái là kết nối tâm hồn giữa cha mẹ và trẻ. Có nghĩa là, cha mẹ tận hưởng mọi khoảnh khắc với trẻ và phát triển vượt bậc để giải quyết với mọi thử thách.
Trẻ em là những cá nhân đang phát triển. Cha mẹ cũng cần sự đồng cảm với trẻ. Đây là chìa khóa để nuôi dạy con cái yên bình.
Cha mẹ có thể kết nối với con ở bất kỳ giai đoạn nào, từ khi còn trong bụng mẹ, mới biết đi đến độ tuổi vị thành niên hay thanh thiếu niên. Cha mẹ chỉ cần mở lòng và bày tỏ tình yêu, cảm xúc khi được ở bên trẻ. Từ đó, trẻ sẽ cảm nhận được và có cách truyền đạt với chính ba mẹ và những người xung quanh theo cách tương tự.