Mách mẹ cách làm sữa chua Hy Lạp thành công ngay từ lần đầu tiên, vị sữa chua thơm ngon, béo ngậy mẹ có thể dùng trộn hoa quả, ăn cùng bánh mì đều rất ngon.
Sữa chua Hy Lạp sau khi làm xong bảo quản ở ngăn mát của tủ lạnh, rồi biến tấu ăn nhiều kiểu khác nhau như làm pudding, làm muffin, làm bông lan sữa chua.....ti tỉ món cực ngon.
Có 2 cách làm sữa chua Hy Lạp mà mẹ Na chia sẻ đó là:
Cách 1: cần phải ủ và canh nhiệt độ.
Sữa chua Hi Lạp theo cách làm truyền thống
Nguyên liệu:
Cách làm:
Bước 1: Để sữa và sữa chua ở nhiệt độ phòng, nghĩa là hoàn toàn không lạnh, đổ 2 loại vào nồi, bật lửa nhỏ, khuấy đều đến khi hỗn hợp đạt 40 độ (có thể dùng tay để thử nhiệt độ ấm là được không bị bỏng tay). Đổ hỗn hợp vào âu đem ủ. Quá trình ủ khoảng 8 đến 12h tùy thời tiết.
Bước 2: Ủ xong hỗn hợp sẽ đông đặc, mang bỏ vào tủ lạnh để ổn định sữa. Để đến khi hỗn hợp đông đặc đến mức xúc miếng lên được.
Bước 3: Sau đó mang đi lọc, đặt 1 cái rây lên trên 1 tô lớn, trải khăn xô lên trên rây, đổ sữa chua đã đông vào khăn, buộc túm 4 đầu lên 1 chiếc đũa cho nhỏ nước. Phần đạm whey chảy xuống phải trong veo thì mới chứng tỏ sữa đã đông tốt. Quá trình lọc diễn ra trong tủ lạnh mất thêm khoảng 6 đến 8 tiếng nữa tùy theo thích thành phẩm mềm hay cứng.
Cách 2: Không cần ủ, không cần canh nhiệt
Cách làm thứ 2 này đơn giản hơn cách làm số 1 rất nhiều, theo mẹ Nga thì bất cứ ai cũng có thể thực hiện được.
Nguyên liệu:
Cách làm: Cho 1l sữa nhạt nhiệt độ phòng vào tô sứ, đổ gói men Kefir vào, dùng thìa gỗ khuấy đều rồi phủ khăn xô lên trên để nguyên 12h đến 24h đến khi đạt độ chua mong muốn rồi làm các bước lọc như cách làm số 1.
Gói men Kefir mà mẹ có thể mua làm sữa chua Hy Lạp
Một vài lưu ý khi làm sữa chua Hy Lạp:
-
Lửa: lúc đun hãy đun lửa nhỏ, không đun lửa lớn, không làm cho sữa nóng quá vì sẽ chết men thì sữa không đông đc.
-
Hũ sữa chua cái: chọn hũ sữa chua cái mới sản xuất khi đó con men sẽ hoạt động rất tốt.
-
Thời gian ủ sẽ phụ thuộc vào thời tiết nếu trời nóng thời gian nhanh hơn so với trời lạnh.
-
Lượng sữa chua cái sẽ bằng 10% lượng sữa, cho nên nếu làm ít hơn 1 lít thì phải bớt sữa chua cái lại theo đúng lượng.
Khi nào bé ăn được sữa chua:
Sữa chua là một trong những món ăn bổ dưỡng cho bé. Thành phần dinh dưỡng của sữa chua gồm đạm, chất béo, đường, canxi và một số vitamin, trong đó đạm và chất béo đã được tiêu hóa một phần, đường đã được lên men dễ hấp thu nên đây là món rất dễ chịu với hệ tiêu hóa của bé.
Ngoài việc bổ sung các chất dinh dưỡng, sữa chua còn giúp phòng và trị các bệnh về đường ruột, trong sữa chua của các vi khuẩn có lợi giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa của bé. Bé đang bị tiêu chảy hay táo bón ăn sữa chua đều tốt.
-
Bé từ 6 tháng tuổi đã có thể ăn được sữa chua. Từ 6-12 tháng bé có thể ăn từ nửa hộp đến một hộp mỗi ngày. Bé dưới 6 tháng tuổi có thể ăn sữa chua mẹ tự làm từ sữa mẹ hoặc sữa công thức mà bé uống hàng ngày.
-
Không ăn sữa chua khi bé đang đói, vì khi đó độ PH trong dạ dày thấp, có thể tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong sữa chua, khiến giá trị của sữa chua giảm đi. Bé nên ăn sữa chua khoảng 30 phút sau bữa ăn, lúc này dạ dày đang co bóp mạnh, độ PH cao, là điều kiện tuyệt vời để vi khuẩn tốt trong sữa chua phát huy tác dụng.
-
Không nên đun nóng, cho vào lò vi sóng hâm hay đổ nước nóng vào sữa chua khiến các vi khuẩn có lợi bị chết và các chất dinh dưỡng mất đi. Sữa chua lấy trong tủ lạnh ra có thể ngâm vào nước ấm 45 ° một lúc cho hết lạnh để bé ăn.
-
Súc miệng cho bé ngay sau khi ăn vì các vi khuẩn dễ làm hỏng men răng của bé