Bên cạnh việc chăm lo cho con phát triển khỏe mạnh về thể chất thì cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi trở thành một đứa trẻ ngoan, biết vâng lời cũng là nhiệm vụ quan trọng của các bậc làm cha làm mẹ. Một môi trường giáo dục tốt sẽ cho ra đời những đứa trẻ ngoan. Ở thời điểm 2 tuổi là khoảng thời gian dễ bị khủng hoảng tâm lý, nếu cha mẹ không biết cách nuôi dạy phù hợp thì rất dễ phản tác dụng, bé sẽ trở nên khó bảo hơn.
Học cách nuôi dạy trẻ 3 tuổi biết nghe lời
Hãy nghiêm giọng thay vì la mắng trẻ
Khi bạn để con thấy mình giận dữ đồng nghĩa bạn đã thất bại. Giận dữ chỉ làm con thấy sợ hoặc là bướng hơn chứ con không thể hiểu được vì lý do gì mọi chuyện lại diễn ra như vậy. Thay vì tức giận hãy nghiêm giọng phân tích, chỉ ra cho con đâu là đúng đâu là sai và hậu quả từ những việc con vừa làm. Bé 2 tuổi chắc chắn sẽ không thể hiểu hết được như bố mẹ mong đợi nhưng đừng vì thế mà từ bỏ, kiên nhẫn là một trong những yếu tố quyết định thành công trong việc nuôi dạy con. Hơn nữa thông qua cách bạn nói, ngữ điệu, thái độ nghiêm nghị bé cũng phần nào thấy hối lỗi.
Nói đi đôi với làm
Lời nói của bạn sẽ có trọng lượng hơn nếu kèm theo hành động. Ví dụ khi bạn nói: “Đến giờ đi ngủ rồi con yêu” thì hãy kèm theo hành động tắt đèn và dắt bé vào phòng ngủ. Trong mọi trường hợp lời nói đi đôi với hành động luôn có tác dụng mạnh hơn so với việc bạn chỉ nói suông, hãy ghi nhớ điều này nhé!
Lời nói sẽ có trọng lượng hơn nếu bạn kèm theo hành động
Không mềm lòng trước ánh mắt của trẻ
Ánh mắt ngây thơ của trẻ là thứ vũ khí có sức sát thương vô cùng mãnh liệt. Nhìn vào đôi mắt trong veo, ngây thơ đẫm nước người lớn không kìm lòng được mà vội vàng ôm trẻ vào lòng dỗ dành, an ủi. Tuy nhiên, chính hành động này đã tạo ra tâm lý dựa dẫm cho trẻ, lần sau gặp phải những trường hợp tương tự trẻ sẽ tiếp tục lặp lại hành động này, lâu dần hình thành thói quen “ăn vạ” ở trẻ.
Không cư xử bất lịch sự trước mặt trẻ
Mọi thói xấu của trẻ con đa số là học từ người lớn. Các con bắt chước rất nhanh, chỉ cần 1 lần nhìn thấy cũng đủ để trẻ học theo. Vì còn nhỏ nên bé chưa phân biệt được đúng sai, tốt xấu. Chỉ cần nghe thấy một câu nói thô tục hay một hành động bất lịch sự từ người lớn cũng đủ để não bộ của con ghi nhớ và có hành động bắt chước trong trường hợp tương tự. Cha mẹ cãi nhau trước mặt con sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ.
Dạy trẻ không nói chen vào khi người lớn đang nói chuyện
Khi trẻ lên 2 tuổi, cha mẹ cần nhắc nhở con khi người khác đang nói không được cắt ngang, trừ trường hợp khẩn cấp. Hãy giải thích cho bé biết nói chen vào trong lúc người khác đang nói là hành động bất lịch sự. Đa số chúng ta đều không xem xét và nghĩ rằng vấn đề này không quan trọng, thế nhưng nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc định hình nhân cách của trẻ.
>> Xem thêm: Tại sao trẻ con hay hỏi
Dạy trẻ biết chia sẻ, giúp đỡ người khác khi cần
Tính ích kỷ là một bản chất luôn tồn tại ở mỗi người nhưng trong cuộc sống chúng ta phải biết học cách chia sẻ nhiều hơn. Bố mẹ có thể dạy cho trẻ điều này ngay từ những việc nhỏ nhặt như chia sẻ đồ chơi với bạn hay nhờ trẻ làm giúp việc vặt vừa sức.
Dạy trẻ biết cảm ơn khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác
Sự thực là trẻ sẽ không cám ơn những lần bạn cố gắng chăm sóc cho bé nếu không được dạy. Bắt đầu dạy trẻ ở thời điểm lên 2 vẫn chưa muộn, bố mẹ cần dạy con về lòng biết ơn khi được nhận sự giúp đỡ từ người khác.
Cách đơn giản, dễ dàng nhất là cha mẹ hãy cảm ơn con sau khi con phụ giúp mình làm việc, ví dụ như mang cho bạn cốc nước chẳng hạn. Lặp lại mỗi ngày với những lời cảm ơn như vậy là cách tốt nhất để dạy bé 2 tuổi ghi nhớ việc nên nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên vì bé học rất nhanh đó!
Dạy trẻ cám ơn khi được người khác giúp đỡ
Lời khuyên răn “Dạy con từ thuở còn thơ” của cha ông ta luôn đúng ở mọi trường hợp. Tất nhiên sẽ không có công thức chung cho cách nuôi dạy trẻ 2 tuổi, bởi mỗi cây mỗi hoa mỗi đứa trẻ một tính cách. Cha mẹ cần thấu hiểu con cái và áp dụng linh hoạt điểm nào cần động viên, khi nào cần nghiêm khắc. Việc cha mẹ dạy con, đưa con vào nề nếp ngay từ nhỏ ý nghĩa quyết định trong việc hình thành nhân cách của con sau này.