Cách xây dựng lòng tin cho con theo phương pháp giáo dục Shichida là cách bạn “trân trọng những nét riêng của con”. Có một vài điều mà cha mẹ nên làm trước khi cố gắng đưa con mình vào kỷ luật hoặc phát triển khả năng của con. Đó là nuôi dưỡng nhân cách, kiến thức của trẻ thông qua việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái. Phương pháp giáo dục Shichida sẽ đưa ra cho bạn cách xây dựng lòng tin cho con. Hãy cùng eva365.biz tìm hiểu.
Phương pháp giáo dục Shichida: 8 điều bạn cần nhớ khi muốn xây dựng lòng tin cho con
- Tạo dựng lòng tin cho con trước khi nghĩ đến kỉ luật
- Đừng tập trung vào khiếm khuyết của con
- Đừng xem trạng thái của con là trạng thái hoàn thiện
- Đừng cầu toàn trong việc nuôi dạy con
- Đừng bao giờ so sánh con với những đứa trẻ khác
- Đừng chỉ chăm chăm học theo kiến thức sách vở
- Con bạn vốn đã hoàn hảo với những gì con có
- Hãy tin tưởng con
Nguyên tắc thứ 3 trong ba “nguyên tắc vàng” của việc nuôi dạy trẻ theo phương pháp giáo dục Shichida đó là sự tin tưởng. Trong suốt quá trình nuôi dạy con, bạn đã vô tình tập trung vào việc nâng cao khả năng cho con. Dần dần, bạn bắt đầu đánh giá con dựa trên những gì con có thể hoặc không thể làm.
* Lưu ý khi chữa trị rôm sảy mẩn ngứa cho trẻ bằng cách dân gian
Nếu cha mẹ đánh giá con dựa trên khả năng của con thì bạn đã bị “sa bẫy” ngay lập tức. Bởi vì bạn bắt đầu đánh giá con mình dựa trên nguyên tắc của một cuộc tranh đấu.
Chính vì thế, việc bạn luôn đặt lòng tin vào con mình, và xây dựng lòng tin cho con là rất quan trọng. Đó chính là cách bạn xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa cha mẹ và con cái. Nhờ đây con bạn sẽ phát triển toàn diện hơn.
6 quan điểm nhìn nhận trẻ theo phương pháp giáo dục Shichida mà cha mẹ nên áp dụng
Việc nuôi dạy con cái sẽ trở nên khó khăn nếu lòng can đảm của con bị tổn thương. Khi lòng can đảm và nghị lực của trẻ bị hạ thấp, trẻ sẽ trở thành một đứa trẻ bất trị
Có 6 điều sau đây các cha mẹ thường làm có thể gây tổn thương đến lòng can đảm của trẻ:
- Tập trung vào khiếm khuyết, không nhìn nhận vào điểm mạnh cũng như khả năng của trẻ.
- Xem trọng kết quả hơn quá trình phấn đấu và nỗ lực của trẻ.
- Đánh giá trẻ bằng con mắt cầu toàn, nghĩa là kì vọng trẻ lúc nào cũng đạt 100% trên mọi phương diện.
- So sánh trẻ với những trẻ khác.
- Quan niệm việc học quan trọng hơn tất cả những việc khác.
- Chỉ nhìn nhận con khi con đáp ứng được một số yêu cầu nhất định của mình.
* Phương pháp dạy bé 2 tuổi ngoan ngoãn đúng cách khoa học
Nếu bạn làm ngược lại những điều trên thì việc nuôi dạy con bạn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đó.
Dưới đây là 6 quan điểm nhìn nhận trẻ mà cha mẹ nên áp dụng:
- Hãy bỏ qua những khiếm khuyết, chỉ tập trung vào điểm mạnh cũng như khả năng của trẻ.
- Hãy quan sát quá trình phát triển của trẻ, chứ đừng xem trẻ như một sản phẩm đã hoàn thiện.
- Hãy nhìn nhận một cách tích cực việc con bạn có những điểm chưa hoàn hảo.
- Đừng bao giờ so sánh con với con nhà người ta.
- Đừng xem kết quả học tập là trọng tâm của việc nuôi dạy con.
- Hãy nhìn nhận và tin tưởng con vô điều kiện.
Mọi trẻ em trên thế gian này đều có những bản tính tuyệt vời. Hãy tin tưởng con bạn. Chỉ cần bạn điều chỉnh cách ứng xử với con, tích cực khen ngợi con và thay đổi thái độ, con bạn chắc chắn sẽ thay đổi. Những đứa trẻ được giáo dục theo cách này thường học được cách yêu thương và cố gắng bảo vệ cha mẹ. Lúc này bạn đã xây dựng được lòng tin ở con một cách hoàn hảo và tích cực.