Chảy máu cam (chảy máu mũi) là tình trạng thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em từ 3-8 tuổi. Vậy nguyên nhân khiến trẻ chảy máu cam là gì? Cách xử lý khi bị chảy máu cam như thế nào để nhanh cầm máu?
Nguyên nhân khiến trẻ em bị chảy máu cam
Tình trạng chảy máu cam thường xảy ra ở một bên mũi, tuy nhiên cũng có lúc nó lại xuất hiện ở 2 bên khoang mũi. Nếu một bên mũi bị chảy máu cam và tắc nghẽn do máu đông thì máu có thể chảy ra từ bên mũi còn lại hoặc chảy thẳng xuống phía sau cổ họng.
Cách xử lý khi bị chảy máu cam là vấn đề nhiều bố mẹ quan tâm
Thông thường hiện tượng chảy máu cam ở trẻ sẽ xuất hiện vì những nguyên nhân sau đây:
- Mũi bị tổn thương do va đập trực tiếp hay tác động nhẹ
- Bệnh phình mạch, rối loạn đông máu
- Vách ngăn mũi bị lệch, cao huyết áp.
- Trẻ gặp dị vật đường thở (biểu hiện là chảy máu mũi có mủ)
- Không khí khô nóng, độ ẩm thấp
- Viêm đường hô hấp như viêm xoang, cúm, viêm mũi …
- Bệnh ung bướu (ung thư vòm mũi họng, u xơ vòm …)
- Một số trường hợp máu mũi đột ngột tự chảy rồi tự ngừng
Hướng dẫn cách xử lý khi bị chảy máu cam hiệu quả nhất
Trẻ thường bị chảy máu cam trong những thời điểm bất ngờ, vì vậy bố mẹ phải cầm máu cho con thật nhanh. Sau đây là những cách đơn giản mẹ cần nhớ để có thể xử lý nhanh chóng nếu chẳng may con yêu bị chảy máu mũi:
Trong khi chảy máu mũi
Để trẻ ngồi thẳng sao cho cổ và đầu hơi ngả về phía trước. Tư thế này giúp máu không bị chảy ngược xuống cổ họng để tránh gây tiêu chảy, đau bụng, nôn ói. Không để trẻ ngả đầu ra sau, không để trẻ nằm hay ngồi ở tư thế kẹp đầu giữa 2 đầu gối.
Hình ảnh minh cách xử lý khi bị chảy máu cam chính xác nhất
Dùng ngón cái và ngón trỏ của mẹ bóp chặt 2 bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của bé, giữ yên trong 10 phút. Không bóp ở phần xương sống mũi, không ấn một bên cánh mũi vì làm như thế sẽ khiến máu chảy nhiều hơn.
Trong 10 phút chờ đợi hãy cho trẻ đọc sách hoặc xem tivi. Không thả tay quá sớm vì trẻ sẽ cần một khoảng thời gian để tạo thành máu đông để giúp máu mũi ngừng chảy.
Kiểm tra thường xuyên xem máu ngừng chảy chưa. Mẹ có thể cho trẻ ngậm 1 viên đá lạnh hoặc chườm khăn mát/ đá lạnh tại vùng gốc mũi và má của con. Điều này sẽ giúp mạch máu tại mũi co lại giúp quá trình chảy máu diễn ra chậm hơn.
Vị trí phần mũi mẹ nên bóp để cầm máu cho con khi bị chảy máu cam
Để con nhổ hết máu trong miệng ra bởi vì việc nuốt máu có thể làm cho trẻ bị nôn. Cho bé uống một ít nước mát để trẻ bớt căng thẳng, loại bỏ mùi máu còn vương trong miệng.
Sau khi máu ngừng chảy
- Sau 10 phút thì thả tay ra xem máu đã ngừng chảy chưa. Nếu máu vẫn tiếp tục chảy, mẹ lại tiếp tục lặp lại các bước trên. Mẹ có thể dùng thuốc co mạch (Rhinex, Afrin, Mucinex) nhỏ vào mũi rồi bóp mũi trẻ trong 5-10 phút để cầm máu.
- Trong vài giờ sau khi máu ngừng chảy, không nên cho trẻ chạm vào mũi, ngoáy mũi, xì mũi mạnh hay cúi đầu xuống. Nếu trẻ thấy khó thở, mẹ có thể hướng dẫn con xì mũi nhẹ để loại bỏ các cục máu đông còn sót lại.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 26 tháng 02 năm 2020Lưu bài viết
Ngày 21 tháng 02 năm 2020Lưu bài viết
Trẻ bị chảy máu cam, khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất nếu
trẻ bị chảy máu cam kèm theo các tình huống sau:
- Sau 30 phút máu vẫn chảy mặc dù đã áp dụng các cách xử lý khi bị chảy máu cam.
- Trẻ bị chảy máu cam thường xuyên, chảy máu mũi nhiều lần.
- Trẻ mắc bệnh liên quan tới đông máu như hemophilia, bệnh về gan, thận …
- Chảy máu mũi sau khi gặp tai nạn (ngã, bị đấm vào mặt, chấn thương vùng đầu …)
- Trẻ có các triệu chứng nôn mửa, đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi …
Nếu trẻ bị bệnh máu khó đông bị chảy máu cam, mẹ nên đứa bé đến bệnh viện ngay
- Trẻ dưới 2 tuổi bị chảy máu cam.
- Chảy máu mũi nhưng máu chảy xuống phần sau họng mà không chảy ra phần trước mũi.
- Chảy máu cam sau khi hóa trị, sau khi sử dụng loại thuốc mới.
- Máu mũi chảy nhanh, trẻ bị mất quá nhiều máu.
- Chảy máu mũi kèm theo các vết tím bầm trên cơ thể, có lẫn máu trong nước tiểu và phân.
Chắc hẳn qua bài viết này bố mẹ đã biết được cách xử lý khi bị chảy máu cam là gì rồi đúng không nào? Để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ, hãy bổ sung thêm vitamin C và K vào khẩu phần ăn của bé nhé.