1. 5 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao bé gái
Chiều cao chính là khoảng cách được tính là lòng bản chân tới đỉnh đầu của mỗi người. Có thể đo chiều cao dạng nằm đối với trẻ nhỏ và đo chiều cao theo phương thẳng đứng đối với người trưởng thành. Có những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao của bé gái như sau:
1.1 Gen di truyền
Chiều cao bé gái có phụ thuộc vào di truyền của bố mẹ, tuy nhiên đây không phải yếu tố quyết định hoàn toàn mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Theo nghiên cứu khoa học, chiều cao của trẻ chỉ bị ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền.
Để tính được chiều cao bé gai trung bình theo gen, có rất nhiều công thức được đưa ra, bố mẹ có thể tham khảo như sau :
Công thức 1 : Chiều cao con gái = ((chiều cao bố - 15cm) + chiều cao mẹ)/2
Công thức 2 :
- TBBM = (chiều cao bố + chiều cao mẹ)/2.
- Với bé gái: chiều cao trung bình = TBBM - 6cm.
- Chiều cao tối đa = TBBM + 1cm.
- Chiều cao tối thiều = TBBM - 11cm.
Bố mẹ cũng lưu ý là, công thức này chỉ mang tính chất tương đối để chúng ta có thể biết thêm một chút về ảnh hưởng của yếu tố gen di truyền đến chiều cao của bé gái. Điều này cũng không quyết định hoàn toàn chiều cao của trẻ sau này nên bố mẹ không lo lắng quá nhé.
Chiều cao của bé được quyết định bởi gen di truyền của bố mẹ khoảng 23%. Ảnh Internet
1.2 Yếu tố dậy thì và hormone
Trước khi trẻ dậy thì, những phần xương ống mềm như chân và tay của trẻ có thể thay đổi về chiều dài. Đến khi con dậy thì, các đĩa tăng trưởng Epiphysis bắt đầu được hình thành và cùng cố nên tăng trưởng sẽ dừng lại.
Với các bé gái, giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất là từ 8 - 13 tuổi. Tại thời điểm này, chiều cao có thể tăng 7cm - 12cm / năm, sau đó vẫn tiếp tục tăng chậm dần cho hết tuổi trưởng thành là 18 tuổi đối với con gái.
Chiều cao của bé gái sẽ rất phát triển cho đến khi dậy thì sẽ phát triển chậm và ngưng lại. Ảnh Internet
1.3 Yếu tố môi trường và xã hội
Chiều cao trẻ phụ thuộc nhiều vào điều kiện và môi trường sống của bé, khoảng 25%.
Môi trường căng thẳng cũng có thể làm ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ. Đặc biệt là khi gia đình ly hôn, giữa lứa tuổi từ 4 - 7 tuổi thì thường có chiều cao thấp hơn.
Những bé sống ở bệnh viện lâu ngày lúc nhỏ cũng co xu hướng thấp hơn những bạn khác.
Môi trường sống và xã hội cũng quyết định đến sự tăng trưởng chiều cao của bé gái. Ảnh Internet
1.4 Hoạt động thể dục, thể thao
Để xương phát triển khỏe mạnh thì việc tập thể dục thể thao là điều cần thiết nhất. Mẹ nên khuyến khích bé vận động, tập thể dục thường xuyên mỗi buổi sáng, tối.
Với các bé nhỏ, mẹ có thể tập cho bé những động tác đơn giản như co duỗi chân, đứng lên ngồi xuống…để kích thích sự đàn hồi, co giãn và “lớn lên” của hệ thống xương. Khi hệ xương của con cứng cáp ở độ tuổi 5-6, mẹ mới nên cho bé tập những môn thể thao giúp tăng chiều cao giúp vận động mạnh như bóng rổ, bơi lội, nhảy dây…để phát triển chiều cao.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao có tác dụng rất tốt tới sự phát triển thể lực và tăng cường các phản xạ nhanh nhẹn, bền bỉ, dẻo dai. Nên cho trẻ vận động, luyện tập ít nhất một giờ mỗi ngày.
Hoạt động thể dục thể thao từ nhỏ giúp bé phát triển chiều cao nhanh hơn. Ảnh Internet
1.5 Dinh dưỡng giúp tăng trưởng chiều cao cho bé gái
- Có ba giai đoạn quan trọng đối với việc phát triển chiều cao ở trẻ đó là: giai đoạn phôi thai, trong độ tuổi từ 6 - 8, và tuổi niên thiếu. Yếu tố dinh dưỡng được xem là một trong những điểm quan trọng đóng góp đến 32% đến việc phát triển chiều cao cho trẻ.
- Dinh dưỡng cần phải có đủ năng lượng phù hợp với từng lứa tuổi. Bữa ăn trẻ cần đủ 4 yếu tố: đạm (chiếm 10-15% tổng năng lượng), tinh bột (chiếm 60-65% tổng năng lượng), chất béo (chiếm 10% tổng năng lượng) và rau.
- Vitamin và khoáng chất cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao của trẻ em, đặc biệt là canxi.
- Các loại viatmin cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ là: Vitamin D và Photpho (sữa), vitamin A (sữa, trứng, cá và thịt), Sắt (thịt, cá...), kẽm (con hàu, gan lợn, bò thịt, sữa tăng chiều cao , đậu nành sữa và lòng đỏ...),..
Dinh dưỡng quyết định rất nhiều đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Ảnh Internet
2. Chiều cao của bé gái theo chuẩn
2.1 Các chỉ số chiều cao cơ bản
- Em bé mới sinh thường dài trung bình 50cm.
- Chiều cao của bé phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5 cm, 7-12 tháng tăng 1,5 cm/ tháng.
- Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12 cm.
- Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7 cm mỗi năm.
Có những thông số chiều cao mà bố mẹ có thể tham khảo khi đo chiều cao cho bé. Ảnh Internet
2.2 Mẹo nhỏ khi đo chiều cao bé gái
- Luôn nhớ bỏ giày, mũ nón cho con trước khi đo.
- Chiều cao của trẻ đo chính xác nhất vào buổi sáng.
- Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.
- Các bé gái sẽ có chiều cao thấp hơn bé trai, mẹ không cần quá lo lắng.
- Khi đo chiều cao cho trẻ đã tự đứng được cần cố định thước đo vuông góc với sàn nhà, vạch số 0 sát sàn. Bé đứng chân không, thẳng lưng, bắp chân, gót chân sát tường, mắt nhìn thẳng phía trước, hai tay xuôi theo thân và dùng bảng gỗ áp sát đỉnh đầu, vuông góc với thước đo.
Mẹ nên thực hiện đo chiều cao cho trẻ đúng cách để có kết quả đúng. Ảnh Internet
2.3 Bảng chiều cao bé gái chuẩn theo WHO
WHO - Tổ chức Y tế Thế giới , một trong những tổ chức uy tín bậc nhất về Y tế và dinh dưỡng toàn cầu cung cấp bảng chiều cao cho bé gái để chúng ta có thể dùng làm cơ sở. Bảng này được nghiên cứu dựa trên nhiều số liệu để có được mức chuẩn chung nhất, bố mẹ có thể sử dụng, căn cứ vào đó để theo dõi về tình trạng phát triển thể chất của con thông qua sự phát triển của chiều cao ở trẻ mà mình đo được.
Bảng chiều cao chuẩn cho bé gái mà bố mẹ có thể tham khảo. Ảnh Internet
Trên đây là bảng chiều cao chuẩn , bảng này chỉ mang tính tương đối, bố mẹ có thể theo dõi để biết thể trạng của bé như thế nào để có thể kịp thời cải thiện cho bé. Có nhiều lý do chiều cao của bé thời điểm đó chưa đủ chuẩn, bố mẹ đừng quá lo lắng mà hãy theo dõi bé thường xuyên hơn.
3. Làm gì để chiều cao bé gái đạt chuẩn
- Tầm vóc của bé gái hay bất kỳ đứa trẻ nào cũng phụ thuộc phần lớn vào sự phát triển của hệ xương, chính vì thế cần hấp thu lượng lớn các dưỡng chất bổ sung từ ngoài vào, đặc biệt là protein và năng lượng.
- Cần bổ sung canxi vì đây là thành phần lớn nhất trong xương. Muốn hấp thu canxi thì mẹ phải bổ sung cho trẻ vitamin D và MK7 và các chất vi lượng khác là Magie, Kẽm, Boron, Mangan, Đồng…
- Nên ưu tiên cho bé ăn thêm rau quả, trái cây, thịt nạc, thịt gia cầm, trứng, cá, sữa và các chế phẩm từ sữa.
- Nếu muốn tăng chiều cao cho bé , mẹ nên khuyến khích con tham gia những môn thể thao mang tính vận động nhiều hơn như bóng chuyền, bóng rỗ, bơi,... chứ đừng ngồi 1 chỗ.
- Nên cho con tham gia vào các hoạt động thể chất ở trường ngay từ nhỏ nhằm giúp cấu trúc xương của bé đà phát triển toàn diện hơn.
- Cân bằng hormone trong cơ thể để tốc độ phát triển chiều cao của bé diễn ra được bình thường là liên tục.
- Bé gái có tính tình nhạy cảm, tinh thần lại rất dễ căng thẳng. Càng lớn, tình trạng lo lắng ở bé xuất hiện càng nhiều, điều này gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản sinh hormone nội tiết tố ở bé gái.
- Thời gian ngủ của con phải được đảm bảo, con không được thức khuya. Trẻ sơ sinh cần ngủ 20 tiếng/ngày, 15-18 tiếng/ngày khi được 2-6 tháng tuổi, 13-15 tiếng vào 6 - 18 tháng tuổi.
Hãy chăm sóc bé, bổ sung những yếu tố cần thiết để bé có thể phát triển chiều cao vượt trội nhé các mẹ. Ảnh Internet
Chiều cao bé gái phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Bố mẹ nên có chế độ ăn uống và chăm sóc phù hợp từ khi mang thai cho đến khi dậy thì để trẻ không chỉ có chiều cao đạt chuẩn hay vượt trội và thể chất của trẻ cũng phát triển được toàn diện.