Giai đoạn vào lớp 1 hay bước chuyển từ mầm non lên tiểu học là bước ngoặt quan trọng của các con. Sự thay đổi về môi trường và đối tượng tiếp xúc sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới tâm lý trẻ em. Do đó, việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 là một điều quan trọng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn lý do cũng như cách để phụ huynh cùng con chuẩn bị tâm thế sẵn sàng vào lớp 1.
1. Tại sao cần chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1?
Tâm lý là một trong những yếu tố bố mẹ cần chuẩn bị cho con trước khi con bước vào lớp 1. Sự chuẩn bị trước về mặt tâm lý sẽ giúp con tránh được những bỡ ngỡ ở môi trường mới. Cụ thể, bố mẹ hãy khích lệ, động viên con ngay cả để con có thêm động lực và sự tự tin. Đồng thời, bố mẹ không nên so sánh con với những bạn nhỏ khác, bởi mỗi trẻ đều có tính cách và thế mạnh riêng. Ngoài ra các bậc phụ huynh cũng cần kiên nhẫn lắng nghe và đồng cảm cùng con, không nên phản ứng thái quá trước kết quả học tập của con. Bởi việc đặt áp lực sẽ gây cho bé nhiều hậu quả khó lường về sau.
Tại sao phải chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 đóng vai trò quan trọng đối với việc giáo dục con, giúp con sẵn sàng tìm hiểu, tiếp thu và thích nghi với môi trường mới. Từ đó, con học tập một cách chủ động và dễ dàng hơn.
2. Cách chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1
2.1. Tạo hứng thú để bé thích đến trường
Điều đầu tiên cần chuẩn bị cho trẻ khi chuẩn bị vào lớp 1 là sự hứng thú đến trường, sự ham thích khi được đi học lớp 1. Khi đó, việc mua sắm cặp sách mới, bàn học mới, áo quần mới… sẽ giúp con háo hức đến trường và chủ động chăm chút cho góc học tập của mình hơn.
Bên cạnh đó, bố mẹ không nên đưa nhà trường, thầy cô giáo ra để dọa trẻ. Thay vào đó, hãy kể cho con nghe những câu chuyện thú vị về trường Tiểu học để khơi dậy sự tò mò của con. Với những câu hỏi mà trẻ quan tâm, hãy nói với trẻ rằng: “Đến trường, con sẽ được biết”.
2.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Chuẩn bị vốn ngôn ngữ cho trẻ khi con bắt đầu đi học lớp 1 cũng vô cùng quan trọng. Vốn ngôn ngữ của trẻ khi đi học lớp 1 phải đảm bảo diễn đạt cho người khác hiểu, đồng thời phải hiểu được những chủ đề thân thuộc mà người khác nói.
Ngay từ lúc trẻ 3 tuổi, bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con ghi nhớ và vận dụng chúng. Đây là thời điểm thuận lợi nhất cho việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. bố mẹ nên nói chuyện nhiều với con để con có môi trường phát triển ngôn ngữ.
Trẻ 3-6 tuổi có thể đọc chữ theo tranh sau khi sau khi lắng nghe người lớn đọc vài lần. Trẻ có thể giở lại từng trang truyện tranh và đọc đúng nội dung như trẻ biết chữ thật. Việc bé tri giác tranh ảnh sẽ giúp con phát triển ngôn ngữ, làm quen với các chữ cái và con số. Từ đó, trẻ học lớp 1 thuận lợi hơn các trẻ khác.
2.3. Khích lệ, tạo động lực cho con
“Uốn cây từ thuở còn non,
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Trẻ ở độ tuổi này thường chưa có ý thức tự giác và còn rất ham chơi. Do đó, các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn uốn nắn trẻ từng bước một và có phương pháp học tập hiệu quả phù hợp với con. Đơn cử, khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ bố mẹ không nên phạt con, thay vào đó hãy nêu ra phần thưởng nếu con làm tốt hơn. Khi con không vui hay cáu giận, bố mẹ hãy hỏi trẻ nguyên nhân để trẻ kịp thời có những suy nghĩ đúng đắn. Khích lệ, tạo động lực cho con là một cách thức cần được duy trì để giúp con tự tin hơn, đồng thời giúp con phát triển toàn diện.
2.4. Hướng dẫn con hòa nhập cùng bạn bè
Bạn bè là cầu nối nhanh nhất giúp con yêu thích việc đến trường. Khi có bạn đồng hành, trẻ sẽ hòa nhập môi trường nhanh hơn. Và để có được điều đó, bố mẹ cần hướng dẫn con kết bạn, chia sẻ đồ ăn, đồ chơi với bạn để con luôn được sống trong môi trường tập thể.
2.5. Cung cấp các thông tin về thế giới xung quanh cho bé
Thế giới xung quanh bé rất phong phú, đặc biệt lúc này con thường tò mò về mọi thứ. Đây là một tín hiệu tốt để bố mẹ biết rằng con đã sẵn sàng tìm hiểu và tiếp nhận những điều mới mẻ. Theo đó, bằng kiến thức của mình, bố mẹ hãy giúp trẻ giải đáp những khái niệm, đồ vật, hiện tượng… cùng con khám phá thế giới như một người bạn đồng hành.
2.6. Rèn luyện các kỹ năng cần thiết để trẻ vào lớp 1
Mỗi một hành trình đều cần chuẩn bị những hành trang cần thiết. Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 cũng vậy. Để giúp con có một hành trang tốt khi bước vào trường học, bố mẹ còn cần rèn luyện những kỹ năng sống thiết yếu nhất cho bé.
Rèn luyện cho con kỹ năng quan sát
Kỹ năng quan sát là một trong những kỹ năng quan trọng giúp trẻ tự tin trong cuộc sống. Một đứa trẻ có khả năng quan sát tốt thường dễ hòa đồng với mọi người, dễ dàng bắt nhịp với việc học ở lớp 1.
Rèn luyện cho con khả năng tập trung
Việc bố mẹ rèn luyện cho con khả năng tập trung tốt sẽ giúp con không cảm thấy khó chịu khi không được chơi nhiều như trước. Từ đó, con tiếp thu bài dễ hơn và không bị mệt mỏi. Để rèn luyện kỹ năng này, bố mẹ cần tạo cho trẻ không gian yên tĩnh, đồng thời cho trẻ chơi những trò như ráp hình, LEGO hay những trò chơi trí tuệ cho bé khác.
Dạy con ngồi học đúng tư thế
Việc ngồi học đúng cách không chỉ giúp con học tập hiệu quả hơn mà còn bảo vệ thị lực cho con. Do đó, đây được xem là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà trẻ cần chuẩn bị khi bước vào môi trường học tập thật sự.