Có thể nhiều bậc cha mẹ sẽ khó chịu khi được khuyên hãy để con vào bếp nấu ăn – vì họ cho rằng những đứa trẻ cần nhiều thời gian để học, để chơi còn việc nấu ăn là của cha mẹ, ông bà hay người giúp việc. Điều này vô tình tạo ra những đứa trẻ nhiều tuổi – không hề biết động tay nấu nướng, kể cả nấu những món đơn giản nhất. Để tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ chẳng có cách nào khác là khuyến khích trẻ vào bếp nhiều hơn. Kiến thức nấu ăn của cha mẹ có thể còn nhiều thiếu sót nhưng nếu cùng tìm hiểu, cùng con nấu nướng chắc chắn kĩ năng nấu ăn của cả nhà sẽ được cải thiện.
Bao nhiêu tuổi là có thể cho bé tham gia nấu ăn cùng mẹ?
Ở lứa tuổi mẫu giáo nhỏ(3-5 tuổi), các bé đã có thể và rất thích được tham gia nấu ăn cùng mẹ, giúp đỡ mẹ. Bạn có thể khéo léo lồng dần các kĩ năng đơn giản như nhặt rau, rửa rau,... giúp trẻ định hướng cách làm. Đứng mắng bé khi bầy bừa mà hãy động viên để bé làm xong tự dọn dẹp.
Nấu ăn cùng con có ích lợi gì?
1. Giúp bé nhận biết các nguyên liệu
Hằng ngày chúng ta ăn rất nhiều đồ ăn, nhưng chưa chắc bé đã biết được món ăn đó là làm từ nguyên liệu gì. Trong quá trình nấu ăn ở nhà, mẹ có thể giới thiệu cho con biết mỗi loại thực phẩm, kể cho con nghe nguyên liệu đó từ đâu mà đến, ăn vào thì có tác dụng gì? Có thể làm món ăn gì với nguyên liệu đó vv. Nếu được các mẹ có thể dạy con các khái niệm về thực phẩm hữu cơ an toàn cho sức khỏe, các loại thực phẩm có vào từng mùa, từng địa phương, dạy con không được lãng phí đồ ăn vv chắc chắn bé sẽ rất thích thú đấy!
2. Khám phá tiềm năng của trẻ từ việc nấu ăn
Chớ coi thường việc nấu ăn đơn giản trẻ sẽ không học được gì. Để nấu thành công một món ăn cần rất nhiều công đoạn. Đơn giản là nấu cơm thôi thì việc vo gạo cũng dạy cho bé được việc cẩn thận tỉ mỉ, rèn luyện sự tập trung và sự khéo lẽo đôi tay đấy!
Ngoài ra những việc khó hơn một chút như cắt thái nguyên liệu, bày biện món ăn cũng là cơ hội cho bé sáng tạo, vì dụ như cắt củ quả theo hình bé thích, sắp xếp món ăn theo thứ tự kích cỡ hay màu sắc cũng là cơ hội để bé thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
3. Kết nối tình cảm giữa ba mẹ và con cái
Việc nấu ăn cùng bé trong gian bếp chính là cơ hội rất tốt để bố mẹ kết nối cùng với con cái. Thông thường ba mẹ có thể bận rộn không có nhiều thời gian cùng con, và nấu ăn cũng liệt vào trong những lí do đó. Vậy thì tại sao không cho bé cùng vào bếp và tận dụng thời gian này để nói chuyện tâm sự với bé. Việc được cùng ba mẹ cùng hoàn thành một món ăn, cùng thưởng thức thành quả sẽ khiến bé càng có hứng thú ăn uống hơn! Tương tác giữa ba mẹ và con cái cũng sẽ được tăng lên và gắn bó nhiều hơn!
Khi được phép vào bếp cùng mẹ nấu ăn, trẻ em cảm thấy sự quan trọng của bản thân và thấy mình như một phần không thể thiếu của gia đình. Việc được tin tưởng giao nhiệm vụ trong bếp cũng giúp trẻ cư xử có trách nhiệm và giúp cha mẹ giảm bớt gánh nặng khi chuẩn bị bữa ăn gia đình một mình.
4. Nấu ăn là kỹ năng quan trọng suốt đời
Để tạo thói quen ăn uống tốt cho trẻ chẳng có cách nào khác là khuyến khích trẻ vào bếp nhiều hơn. Kiến thức nấu ăn của cha mẹ có thể còn nhiều thiếu sót nhưng nếu cùng tìm hiểu, cùng con nấu nướng chắc chắn kĩ năng nấu ăn của cả nhà sẽ được cải thiện.
Dạy trẻ em nấu ăn cũng là cách chuẩn bị cho tương lai, giúp trẻ có thể tự nấu những món ăn đơn giản cho mình khi cần thiết, tự chế biến những món mới theo tưởng tượng của mình hoặc nấu ăn cho người thân khi bố, mẹ bị ốm… Bạn sẽ cảm thấy ngỡ ngàng nếu một ngày mệt mỏi, con trẻ tự nấu cháo và mời bạn ăn. Đó quả là niềm tự hào hiếm có mà ít cha mẹ ngày nay có được.
Một số lưu ý khi cho trẻ cùng nấu ăn:
Trước khi cho bé bắt tay vào học nấu ăn, ba mẹ luôn phải nhấn mạnh việc an toàn lên hàng đầu. Cho bé sử dụng các vật dụng nhỏ vừa tay, dạy con cách sử dụng cụ thể, sau đó cho bé học sơ chế và nấu các món từ dễ tới khó theo các bước sau:
1. Giới thiệu sơ qua ban đầu cho con và chọn công thức đơn giản để bắt đầu.
- Để bắt đầu nấu ăn trong bếp, mẹ nên hướng dẫn con sơ qua về cách bố trí, các dụng cụ cơ bản trong nhà bếp và cách chuẩn bị một số món ăn đơn giản. Ví dụ: rửa trái cây và rau củ ở vòi nước; cho thêm đồ ăn vào đĩa; ngửi đồ ăn, rau củ bạn đang nấu; tìm giúp mẹ rau củ, trái cây trong tủ lạnh hay gia vị trong tủ bếp hay tự bóc vỏ trứng từ trứng luộc.
2. Tập cho con dùng dao, kéo, máy móc thiết bị.
- Đầu tiên cần phải chỉ cho con các vị trí để dụng cụ nhà bếp, mẹ để dao ở đâu, đĩa ở đâu..Bé cũng có thể vẽ lại để ghi nhớ. Khi cắt thái đồ, ba mẹ nhớ đặt dưới thớt một chiếc khăn ướt để thớt không bị trơn trượt. Con phải luôn luôn nhớ để mặt cắt của dao hướng ra ngoài, khi cắt động tác phải chậm và tập trung để tránh cắt vào tay.
Ngoài ra còn nhiều điều khác cần chú ý ba mẹ có thể dựa vào kinh nghiệm và tình huống đễ dạy bé nhé!