Dạy nấu ăn cho bé sẽ giúp bé có thể tự lập ở bất kỳ môi trường nào. Tuy nhiên, trước khi dạy, bố mẹ cần đảm bảo an toàn để tránh các trường hợp xấu xảy ra.
Nấu ăn được coi là kỹ năng sống còn, giúp bé có thể tự lập dù có ở bất kỳ đâu. Chính vì thế, rất nhiều bố mẹ Việt cũng dần quan tâm tới việc dạy nấu ăn cho bé từ rất sớm. Tuy nhiên, dù dạy bé bất kỳ kỹ năng nào, bố mẹ cũng cần đảm bảo an toàn cho bé bằng cách trang bị những quy tắc cần nhớ khi vào bếp. Dưới đây là 7 lưu ý giúp bé vào bếp an toàn mà bố mẹ nào cũng cần biết.
Luôn xin phép người lớn khi vào bếp
Mặc dù quy tắc này có vẻ quá hiển nhiên nhưng trên thực tế, khi bé lớn dần lên và quen với căn bếp, bé rất hay quên đi điều này. Các bé thường thể hiện sự độc lập của mình bằng cách vào bếp vào tự làm món ăn mình thích. Tuy nhiên, điều này không được an toàn cho lắm nên dù thế nào, bố mẹ cũng cần có mặt khi bé đang làm bếp nhé kể cả khi bé đã có thể tự tay làm hết tất cả các công đoạn.
Việc vào bếp của bé nên nằm trong tầm kiểm soát của bố mẹ.
Rửa tay sạch sẽ trước khi làm bếp
Trẻ nhỏ thường hay khám phá và rất nghịch ngợm nên tay chân luôn lấm bẩn, có nhiều vi khuẩn là khó tránh khỏi. Chính vì thế, ngay từ khi bắt đầu dạy nấu cho bé, bố mẹ nên thiết lập thói quen rửa tay trước khi nấu ăn. Điều này không chỉ giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà còn xây dựng thói quen sinh hoạt tốt cho bé.
>>>Xem thêm: Cách dạy bé tập tô màu hiệu quả không phải bố mẹ nào cũng biết
Dọn dẹp sạch sẽ sau khi nấu xong
Dọn dẹp sau khi nấu nướng cũng là điều bố mẹ cần làm khi dạy nấu ăn cho trẻ em. Bé có thể dọn chưa sạch và chưa nhanh bằng bố mẹ nhưng dần dần thì kỹ năng của bé sẽ được cải thiện dần dần. Chính vì thế, dù “ngứa mắt” đến mấy, bố mẹ cũng hãy để bé tự dọn dẹp hết rồi sau đó lau lại để hỗ trợ bé sau nhé.
Dọn dẹp sạch sẽ sau khi nấu cũng là kỹ năng bé cần biết khi học nấu ăn.
Sử dụng miếng lót khi bê đồ nóng
Trẻ nhỏ nhiều khi chưa nhận thức được độ nóng của đồ ăn sau khi nấu xong. Vì vậy, bố mẹ cũng cần xây dựng thói quen yêu cầu bé dùng miếng lốt khi bê đồ nóng. Điều này không chỉ hạn chế tình trạng bị bỏng khi nấu ăn cho bé mà còn giúp giảm thiểu nguy cơ làm đổ hay rơi vãi đồ ăn ra sàn nhà. Nếu muốn khuyến khích bé dùng, bố mẹ có thể dùng khăn hoặc miếng lót có màu sắc sặc sỡ, bắt mắt với trẻ.
Sử dụng dao an toàn
Bố mẹ nên dạy trẻ sử dụng dao an toàn từ khi bé khoảng 3 tuổi. Đầu tiên, bố mẹ cho bé luyện tập với những chiếc dao bằng nhựa để cắt đắt nặn. Sau đó, khi kỹ năng dùng dao của bé thành thục, khi bé khoảng 8 tuổi, bố mẹ mới nên cho bé sử dụng dao thật dưới sự giám sát của mình. Rất khó để cấm bé nghịch dao nhưng dạy bé dùng dao an toàn là một cách ngăn chặn những tai nạn không đáng có với chiếc dao.
Dạy nấu ăn cho bé với kỹ năng dùng dao an toàn.
Xin phép trước khi thử đồ ăn
Với bản tính tò mò, ưa khám phá, em bé nào cũng thích nếm và liếm thử đồ ăn. Chính vì thế, để đảm bảo bé không nếm phải thức ăn sống, bố mẹ nên yêu cầu bé xin phép trước khi nếm phải bất kỳ loại đồ ăn nào.
Một trong những điều bố mẹ cần lưu ý đầu tiên trong quá trình dạy nấu ăn cho bé đó là không cho phép bé nếm đồ ăn mà chưa được cho phép.
Học cách lắng nghe
Dạy nấu ăn cho bé chính là cơ hội để cải thiện khả năng lắng nghe và làm theo yêu cầu của bé. Việc lắng nghe sẽ giúp hạn chế những tai nạn không đáng có mỗi khi bé vào bếp. Chính vì thế, nếu bé không hợp tác và lắng nghe theo hướng dẫn của bố mẹ, việc dạy nấu ăn cho bé có thể nên ngừng lại cho đến khi bé biết cách lắng nghe và tuân thủ những quy định mà bố mẹ đưa ra.
Dạy nấu ăn cho bé không hề khó nếu bố mẹ đủ kiên nhẫn và luôn đồng hành cùng bé. ODPHUB mong rằng qua bài viết này bố mẹ và bé sẽ có những giây phút thú vị bên căn bếp yêu thương của gia đình.