Chúng ta đều biết rằng, muốn một đứa trẻ trở nên thông minh, não bộ của chúng cần phát triển tốt. Trong phần lớn các trường hợp, bố mẹ thường chọn cách đọc sách để cải thiện trí thông minh cho con mình. Điều này hoàn toàn không sai, nó rất có lợi cho trẻ nhỏ. Trước đây, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ đã chứng minh, có mối liên hệ giữa khả năng hoạt động của não bộ và vốn từ vựng của một đứa trẻ.
Mặc dù đọc sách là một trong những cách đơn giản để não bộ của trẻ được phát triển toàn diện. Thế nhưng, theo nghiên cứu mới nhất của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), cách tốt nhất để phát triển trí não của trẻ em không phải dựa vào đọc sách mà là chơi trò chơi.
Bên cạnh đó, Đại học Harvard cũng đã tiến hành nghiên cứu hơn 30 đứa trẻ 4 tuổi và 6 tuổi ở khu vực Boston. Các nhà nghiên cứu theo dõi những đứa trẻ này tương tác như thế nào với bố mẹ khi ở nhà. Họ phát hiện ra rằng, những đứa trẻ nói chuyện nhiều với bố mẹ, các khu vực liên quan tới ngôn ngữ trong não của chúng hoạt động tích cực hơn. Nói cách khác, những đứa trẻ ít nói có kỹ năng ngôn ngữ và phản ứng của não kém.
Điều đáng ngạc nhiên nhất chính là việc bố mẹ và con cái thường xuyên nói chuyện với nhau tác động rất lớn đến sự phát triển của não bộ đứa trẻ.
Khi đưa ra kết luận này, nhiều bố mẹ không tin vì hầu hết mọi người đều biết rằng, đọc sách giúp kích thích não bộ, tăng sự tưởng tượng, não của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn. Thế nhưng, bố mẹ cần biết rằng, cả đọc sách và chơi trò chơi đều giúp phát triển trí thông minh của trẻ theo cách khác nhau. Đọc sách giúp trẻ tiếp nhận kiến thức, trong khi chơi trò chơi trực tiếp kích thích não bộ. Hơn nữa, khi chơi cùng với bố mẹ, việc giao tiếp liên tục sẽ khiến não của trẻ hoạt động nhiều hơn.
Tại sao trẻ chơi trò chơi lại kích thích não bộ tốt hơn đọc sách?
Chúng ta đều biết rằng, não người được chia thành não trái và não phải. Chơi trò chơi sẽ giúp luyện tập cả 2 bán cầu não. Những đứa trẻ thường xuyên chơi trò chơi với bố mẹ hoặc tự chơi một mình thường giàu trí tưởng tượng và sáng tạo hơn. Đồng thời, chúng cũng có kỹ năng tư duy mạnh mẽ, chắc chắn tương lai sẽ vượt trội hơn bạn bè cùng trang lứa.
Việc trẻ chơi các trò chơi không chỉ mang lại niềm vui ngắn hạn mà đó còn là cách vừa học vừa chơi, khả năng nhận thức của trẻ cũng sẽ được rèn luyện. Sự phát triển nhận thức này góp phần thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ.
Chơi trò chơi là cách giúp trẻ vừa học vừa chơi hiệu quả. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ nên cho trẻ chơi càng nhiều càng tốt, đặc biệt chú trọng đến các trò chơi giúp kích thích não bộ, tăng trí thông minh, trau dồi tư duy, không nên chọn những trò chơi không có mục đích.
Theo kết quả nghiên cứu, từ 3 đến 6 tuổi là độ tuổi vàng phát triển trí não của trẻ. Não bộ của trẻ giai đoạn này hoạt động rất tích cực. Nếu bố mẹ có thể phát triển trí não của trẻ một cách hợp lý, nhiều kỹ năng của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Một số trò chơi giúp cải thiện trí thông minh cho trẻ
- Ghép hình
Trò chơi này có thể được chơi trong suốt quá trình lớn lên của trẻ. Khi những mảnh ghép được lắp ráp lại với nhau, điều này sẽ rèn luyện sự quan sát, khả năng phối hợp tay và mắt của trẻ. Màu sắc tươi sáng và họa tiết đa dạng của trò chơi có thể giúp tăng cường trí nhớ của trẻ. Để hoàn chỉnh bức hình, buộc trẻ cần ghi nhớ và biết tư duy, từ đó tăng khả năng logic.
Đây cũng là trò chơi giúp rèn luyện khả năng tập trung, bởi trẻ cần cẩn thận tìm kiếm lựa chọn đúng mảnh ghép. Trò chơi này có thể cả gia đình cùng tham gia cùng, tăng thêm tình cảm gắn kết giữa bố mẹ và con cái.
- Bảng vẽ
Việc trẻ thích vẽ bậy lên tường là vì tò mò nhưng nó cũng biểu hiện não bộ của trẻ đang bước vào giai đoạn bắt đầu thích khám phá. Vì vậy, lúc này bố mẹ có thể mua đồ chơi bảng vẽ cho trẻ. Vẽ tranh là cách để trẻ biết phân biệt màu sắc và nhận biết các đồ vật xung quanh, đồng thời có thể cải thiện trí tưởng tượng, sự linh hoạt của đôi tay.
Một đứa trẻ thích vẽ ngay từ nhỏ thường rất thông minh và lanh lợi. Việc thường xuyên vẽ cũng khiến não bộ của trẻ phát triển tốt hơn.
- Khối Rubik
Món đồ chơi giáo dục này được rất nhiều trẻ em yêu thích. Nếu từ nhỏ trẻ được tiếp xúc với các khối rubik, chúng sẽ rất nhạy cảm với những thứ có liên quan tới không gian 3 chiều.
Khi chơi rubik, các ngón tay của trẻ trở nên linh hoạt hơn, điều này kích thích não bộ hoạt động tốt hơn. Quá trình chơi rubik cũng có thể rèn luyện khả năng phối hợp của trẻ, có lợi cho sự phát triển trí não và cải thiện IQ.