Giáo dục và dạy dỗ con khi mắc sai lầm như thế nào?
Đưa ra yêu cầu
Đưa ra yêu cầu là phương pháp quan trọng, tích cực có thể giúp bạn điều chỉnh hành vi của trẻ. Với những yêu cầu nhẹ nhàng, các bậc phụ huynh sẽ dạy dỗ con cái hiệu quả hơn rất nhiều. Vì vậy, bạn cần nhớ: “Nhẹ nhàng nhưng cương quyết”.
Khi đưa ra yêu cầu với con, bạn đã gửi đến con ba thông điệp không lời. Thông điệp thứ nhất là bạn tôn trọng cảm xúc của trẻ: “Bố mẹ tôn trọng cảm xúc của con, đặc biệt là cảm xúc về vấn đề này”. Thông điệp thứ hai là bạn công nhận suy nghĩ và ý kiến riêng của con: “Bố mẹ tôn trọng ý kiến của con về vấn đề đó”. Thông điệp thứ ba cũng là thông điệp có giá trị nhất: “Bố mẹ mong con có trách nhiệm với hành vi của mình”. Con bạn có thể trở thành một người có trách nhiệm khi bạn trao cho trẻ cơ hội thực hiện điều đó. Hãy dìu dắt và động viên con sống có trách nhiệm bằng chính những yêu cầu họp lý của bạn.
Khi được dạy dỗ theo cách này, trẻ sẽ cảm nhận được mối quan hệ hỗ tương vói cha mẹ trong quá trình hình thành nhân cách của em. Phương pháp này không làm mất đi uy quyền của các bậc phụ huynh hay sự tôn trọng của con trẻ. Ngược lại, trẻ sẽ tôn trọng cha mẹ hơn khi cảm nhận được tình yêu và sự chỉ dạy tận tình của họ.
Vì vậy, đặt ra yêu cầu cho con cái là một trong những cách thức tốt nhất để giáo dục con. Lòi yêu cầu thường thể hiện sự quan tâm hơn nhiều so vói mệnh lệnh. Bạn có thể thường xuyên áp dụng phương pháp này để việc nuôi dạy con của mình đạt được hiệu quả cao nhất.
Đưa ra hình phạt
Hình phạt là cách thứ tư để điều chỉnh hành vi của trẻ. Đây là hình thức tiêu cực nhất và cũng là biện pháp khó thực hiện nhất khi dạy dỗ con cái.
Trước tiến, trẻ ý thức rất rõ về sự công bằng nên hình phạt của bạn phải đúng vói tội danh của trẻ. Trẻ biết được mức độ của hình phạt cũng như thái độ hành xử không nhất quán của cha mẹ đối vói các anh chị em của mình.
Thứ hai, một hình phạt có thể không phù họp đối vói nhiều trẻ em khác nhau. Chẳng hạn, phạt trẻ bằng cách cô lập trẻ một mình trong phòng có thể là hình phạt quá nghiêm khắc đối vói trẻ này có khi lại rất dễ chịu đối vói trẻ khác.
Thứ ba, các bậc phụ huynh thường đưa ra hình phạt dựa vào cảm xúc của họ lúc ấy.
Khi tâm trạng thoải mái, họ có khuynh hướng nhẹ tay hon. Còn vào những ngày không vui, hình phạt sẽ nặng hon. vì vậy, bạn cần phải đưa ra những hình phạt phù họp vói tùng sai phạm của trẻ. Đê’ thực hiện điều này, bạn hãy lên kế hoạch trước để tránh đưực “cái bẫy hình phạt”. Điều đó có nghĩa là bạn hãy ngồi lại bàn bạc vói vự/chồng mình hay một người bạn thân để quyết định đưa hình phạt phù họp cho nhiều “tội danh” khác nhau của trẻ. Việc lên kế hoạch đó sẽ giúp bạn kiểm soát được con giận dữ của mình khi con làm điều sai trái.