Ngày nay, ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng gia đình hạt nhân lành mạnh, chính là hiện trạng lạm dụng thiết bị điện tử ở trẻ, vốn đang ngày càng trở nên đáng quan ngại. Sự lan truyền rộng rãi của đa dạng thiết bị giải trí, liên lạc ‘thông minh’, đầy đủ chức năng hấp dẫn; có thể tác động không nhỏ đến mối quan hệ gia đình tích cực, nhất là giữa bố mẹ và con cái. Vậy làm thế nào để chủ động hạn chế điều này từ sớm? Dưới đây là 4 gợi ý bạn rất nên biết.
- Quy tắc khi dùng thiết bị điện tử:
Thiết lập quy tắc, cũng như giờ giấc dùng thiết bị điện tử trong nhà – chính là lưu ý trước tiên các bậc làm cha mẹ cần biết. Cụ thể, hãy rèn luyện con trẻ thói quen làm xong bài tập, giúp đỡ việc nhà, trước khi mở tivi hay chơi game trên máy tính hay điện thoại riêng. Sớm cứng rắn với trẻ về vấn đề sử dụng đồ điện tử, đặc biệt như tivi và điện thoại di động, là cách giúp bạn kiểm soát lẫn hạn chế việc các bé có thể lạm dụng quá mức công năng của chúng.
- Hạn chế thói quen làm nhiều việc một lúc:
Nhiều trẻ ở đa dạng độ tuổi cũng dễ rơi vào tình trạng sử dụng không đúng/ lãng phí thiết bị điện tử trong gia đình. Bé có thể vừa mở tivi/ máy tính vừa làm bài tập; hay vừa nghe nhạc trên điện thoại, vừa làm việc nhà, chẳng hạn? Bạn sẽ muốn kiên quyết răng dạy trẻ, hạn chế vấn đề này hình thành lẫn tiếp diễn. Bởi, đây không chỉ là việc làm tiêu cực nói chung, dẫn đến giảm hiệu suất học tập/ làm việc; mà sự xao nhãng này nếu kéo dài còn dễ ‘kéo theo’ không ít thói quen xấu trong cuộc sống tự lập sau này của các bé.
- Phân tích về ‘giải trí’ điện tử:
Con trẻ cũng rất dễ chịu ảnh hưởng hay thậm chí dẫn đến hiểu sai, về công năng/ giá trị nhiều dạng thiết bị giải trí, trò chơi điện tử phổ biến hiện nay. Đó là lý do bạn nên sớm phân tích – truyền đạt cho trẻ yếu tố giải trí đặc trưng của phim ảnh, chương trình truyền hình hoặc trò chơi video. Ví dụ như một số quảng cáo truyền hình có thể mang hình ảnh kêu gọi, ‘hút’ mắt người xem; hơn là mô phỏng thật về sản phẩm quảng bá.
- Khuyến khích sinh hoạt ngoài trời – hoạt động chung gia đình:
Muốn hạn chế con trẻ ‘gắn bó’ quá thường xuyên với thiết bị điện tử trong nhà, bố mẹ cũng nên đề cao hơn các hoạt động sinh hoạt ngoài trời, cũng như hoạt động mang tính tập thể, có nhiều thành viên gia đình cùng tham dự. Bất kể 1-2 ngày đi chơi cuối tuần, hay dạo bộ công viên hằng ngày, tích cực luyện tập thể thao lẫn vui chơi – sinh hoạt ngoài trời, còn là cách rèn luyện tăng cường sức khỏe hiệu quả, đồng thời tạo dựng thêm niềm vui chung cho cả nhà.
- Lời kết:
Mối quan hệ giao tiếp tích cực – chủ động, ảnh hưởng rất nhiều đến nỗ lực tạo lập giá trị gia đình hạt nhân bền vững. Để đảm bảo mục tiêu này, bạn nên sớm hạn chế đi việc để trẻ, lẫn các thành viên gia đình, “phụ thuộc” nhiều vào thiết bị giải trí điện tử. Khuyến khích hoạt động vui chơi ngoài trời, dành thời gian cần thiết bên gia đình mỗi ngày, và xây dựng quy tắc giờ giấc phù hợp cho thiết bị điện tử – là một số gợi mở hữu ích, thiết thực bố mẹ rất nên lưu ý.