Chứng tăng động ngày càng xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ với các biểu hiện khác nhau, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, ranh giới để phân biệt một đứa trẻ tăng động và một đứa trẻ hiếu động vẫn chưa thực sự rõ ràng. Vậy, làm thế nào để phân biệt trẻ hiếu động và tăng động?
– Rối loạn tăng động giảm chú ý:
+ Là một dạng rối loạn do bất thường ở não
+ Xuất hiện ở các bé dưới 6 tuổi, có xu hướng kéo dài
+ Nghịch mọi lúc mọi nơi, không ngưng nghỉ
+ Không thể ngồi yên hoặc không thể tập trung vào một vấn đề
+ Không biết sợ, không nghe lời khi được nhắc nhở
+ Nói nhiều liên tục
+ Thường xuyên chen ngang vào câu chuyện và công việc của người khác
+ Không biết chờ đợi khi phải xếp hàng
+ Khi được nhắc nhở bé sẽ không thay đổi mà cần phải điều trị cả về tâm lý và y học
– Hiếu động:
+ Là một đặc điểm phát triển tâm lý lứa tuổi
+ Xuất hiện khi bé mới biết đi và dần hết khi lớn lên
+ Chỉ nghịch ở nhà và những nơi đã quen thuộc
+ Có thể ngồi yên > 10 – 15 phút
+ Biết nghe lời khi được nhắc nhở
+ Nói nhiều tùy lúc
+ Ít chen ngang vào công việc và công chuyện của người khác
+ Biết chờ đợi nếu được nhắc nhở
+ Khi được nhắc nhở bé sẽ hoàn toàn ổn định về tâm lý khi lớn lên
Ba mẹ hãy nắm rõ thông tin để phân biệt hai dạng trên, qua đó có phương pháp tiếp cận, giáo dục phù hợp cho bé nhà mình nhé.
Diệp Ái – S.T