1. Viêm họng cấp là gì?
Viêm mũi họng cấp là căn bệnh khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ, với những triệu chứng điển hình như:
-
Sốt cao 39 - 40 độ C;
-
Họng khô nóng, khát nước, bị đau khi nuốt, khi nói và ho;
-
Tắc mũi, sụt sịt và chảy nước mũi;
-
Khàn giọng, ho khan, hoặc sưng hạch cổ;
-
Viêm amidan, bề mặt amidan có chất nhầy trong...
Nhìn chung, viêm họng cấp thường diễn ra trong vòng 3 - 4 ngày trước khi thuyên giảm lần tùy thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân. Trong đó, viêm họng cấp ở trẻ em và viêm họng cấp ở người lớn tuổi có thể kéo dài hơn do sức đề kháng yếu. Nếu không được điều trị tích cực và chăm sóc thích hợp, bệnh dễ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như: viêm xoang, viêm tai mũi họng mãn tính hoặc cấp (do nấm Candida), viêm phế quản và thanh quản, thấp tim tiến triển và viêm cầu thận cấp (do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A S.pyogenes)...
Sốt cao 39-40 độ C là triệu chứng điển hình của viêm họng cấp
2. Phòng bệnh viêm mũi họng cấp
Trong thời điểm giao mùa, nguyên tắc điều trị và phòng ngừa viêm họng cấp là cải thiện triệu chứng cũng như tăng cường sức đề kháng mỗi ngày, giúp trẻ chống nhiễm bệnh hoặc mau khỏi bệnh.
2.1. Dùng thuốc
Nếu nghi ngờ mắc phải viêm họng cấp, bệnh nhân cần được thăm khám chuyên khoa Tai mũi họng càng sớm càng tốt. Các bác sĩ chủ yếu sẽ kê đơn một số loại thuốc nhằm tập trung điều trị triệu chứng, chẳng hạn như:
Thường dùng Paracetamol khi người bệnh sốt cao ≥ 38.5 °C, đồng thời kết hợp với nghỉ ngơi, ăn đầy đủ dinh dưỡng và uống nhiều nước.
Dùng thuốc đặc trị Đông hoặc Tây y theo chỉ định nếu có biểu hiện ho nhiều. Ngoài ra, một số mẹo chữa ho đơn giản bố mẹ có thể tham khảo là cho trẻ uống mật ong, hoa hồng hấp đường, gừng, hoặc chanh.
Chỉ dùng khi bệnh đã trở nặng với triệu chứng ho nhiều, sốt cao, đờm có màu xanh hoặc vàng. Không tùy tiện dùng kháng sinh vì ít tác dụng với virus gây bệnh, hơn nữa còn khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn, tốn kém và kéo dài hơn.
Áp dụng nhỏ mũi nước muối đẳng trương khi có dấu hiệu sổ mũi trong, ho, kém ăn. Không tự ý nhỏ mũi với dung dịch thuốc co mạch lâu ngày, đặc biệt là đối với viêm họng cấp ở trẻ em.
Điểm mấu chốt trong khám chữa bệnh viêm họng cấp ở người lớn và trẻ em là tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, mua đúng thuốc và uống thuốc đủ liều. Người bệnh không được tự động mua thuốc để chữa trị cho bản thân và con trẻ khi chưa có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để tránh nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là tình trạng nhờn thuốc gây khó khăn cho quá trình điều trị trong tương lai.
2.2. Bù nước và chất điện giải
Đối với bệnh nhân sốt cao cần bù nước và chất điện giải bằng dung dịch oresol (ORS) theo đúng chỉ dẫn của của bác sĩ hoặc thông tin ghi trên bao bì.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể uống ORS cam loại 5,63g/gói. Cách dùng là pha 1 gói vào 200ml nước đun sôi để nguội với liều lượng thông thường như sau:
Bù nước hoặc chất điện giải bằng dung dịch oresol
-
Trẻ từ 2 - 6 tuổi: 100ml/lần x 2 -3 lần/ngày;
-
Trẻ từ 6 - 12 tuổi: 150ml/lần x 2-3 lần;
-
Người lớn: Dùng theo nhu cầu.
2.3. Chế độ dinh dưỡng
Khi bị viêm họng cấp, trẻ em rất cần ăn tăng cường các chất dinh dưỡng, một số lưu ý cho bố mẹ trong điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ bao gồm:
-
Dùng thức ăn mềm, nhuyễn, hoặc lỏng, dễ nuốt;
-
Uống thêm các loại nước trái cây, như cam, chanh, dưa hấu,...;
-
Không nên uống nước lạnh, nước có đá,...;
-
Tiêu thụ nhiều rau xanh và hoa quả;
2.4. Giữ vệ sinh cá nhân
Bên cạnh ăn uống và nghỉ ngơi, người bệnh cũng cần phải giữ vệ sinh cá nhân bằng cách:
-
Tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió, sau đó phải lau người thật khô rồi mặc quần áo sạch;
-
Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, ngực và lòng bàn chân;
-
Đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ để vệ sinh họng - miệng;
-
Súc họng bằng nước muối sinh lý 0.09% NaCl hàng ngày.
2.5. Môi trường sống
Ngoài nguyên nhân nhiễm vi rút, các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết và môi trường sống ô nhiễm cũng có thể khiến trẻ mắc viêm mũi họng cấp. Do đó, khi chăm sóc trẻ phụ huynh cần lưu ý:
-
Đeo khẩu trang tránh bụi khi ra đường
-
Giữ nhà ở thoáng mát, tránh ẩm thấp
-
Không tiếp xúc với khói thuốc lá, thuốc lào
-
Tránh quạt máy, máy lạnh
-
Hạn chế tới những nơi đông người, nếu mắc bệnh cần cách ly, không để tiếp xúc lây lan
Đối với người lớn cần tập thể dục nhẹ nhàng và hạn chế thức khuya để tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch.
Bệnh viêm mũi họng cấp cần được chăm sóc xử trí đúng đắn ngay từ những ngày đầu tại cơ sở y tế hoặc bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng, tránh đợi đến khi triệu chứng diễn tiến nhiều ngày mới tiến hành thăm khám. Đặc biệt, phụ huynh có con nhỏ bị viêm họng cấp không nên tự ý mua thuốc điều trị tại nhà để đề phòng gặp biến chứng nguy hiểm. Cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm họng cấp là gì để đưa ra phương pháp điều trị viêm họng cấp ở trẻ em lẫn người lớn an toàn, triệt để và thích hợp nhất.