Thói quen , hành vi không tốt của trẻ sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sự trưởng thành , tạo ra “ BÓNG ĐEN ” trong tâm lý của chúng . Vậy nên phụ huynh chúng ta sẽ Làm thế nào khi trẻ có thói quen và hành vi xấu?
Giúp con trẻ hiểu được vấn đề đúng sai giữa thói quen tốt và thói quen xấu
Trong cuộc sống , nếu cha mẹ thường xuyên khen ngợi hành vi tốt , đồng thời phê bình và ngăn cản hành vi không tốt trước mỗi sự việc , con trẻ sẽ dần hiểu được việc gì nên và không nên làm , dần dần sẽ hình thành trong chúng thói quen và hành vi tốt .
Chú ý đến biểu hiện xấu của trẻ để có biện pháp phòng ngừa
Cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến biểu hiện của con trẻ . Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện như tính khí bất thường , buồn rầu , lo lắng , tiêu tiền tùy tiện mà không rõ nguồn tiền … cha mẹ phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân , đánh giá tình hình , hỏi rõ xuất xứ tiền bạc và những vật dụng mà trẻ có , áp dụng các biện pháp giáo dục kịp thời để phòng tránh con trẻ đi vào con đường xấu
Giáo dục pháp luật cho con
Cha mẹ cần tăng cường ý thức pháp luật cho con , giúp con trẻ hiểu được hành vi nào là vi phạm pháp luật . Chỉ khi nào trẻ hiểu được các quy tắc xã hội , cha mẹ mới có thể dần dần nâng cao ý thức về pháp chế và giúp con không làm việc phạm pháp
Thiết lập quy tắc gia đình cần thiết
Một quốc gia có luật pháp của quốc gia , một nhà trường có kỉ luật của nhà trường , một gia đình cũng có quy định riêng của gia đình , Các bậc cha mẹ cần dựa trên tình hình thực tế của con trẻ và gia đình mà đặt ra một số quy định trong gia đình , đồng thời yêu cầu trẻ tuân thủ nghiêm ngặt . Ví dụ : nếu không được phép của cha mẹ , con cái không được tự ý lấy tiền trong nhà ; không được phép mang đồ người khác về nhà … Điều này rất có ích cho trẻ con trong việc xây dựng thói quen và tuan thủ các quy tắc trong cuộc sống . Lúc nhỏ , hành vi của trẻ thường không cố định , rất cần sự cổ vũ và đôn đốc của cha mẹ . Ví dụ : khi một đứa trẻ bỗng dưng đánh người khác , người mẹ liền phê bình : “Đánh người là hành vi không tốt ” . Ít lâu sau , đứa trẻ ấy lại tiếp tục đánh người . Lúc này , cha mẹ cần phải giảng giải đạo lý để con trẻ không được lặp lại hành vi xấu trên , từ đó uốn nắn hành vi không tốt của trẻ . Những hành vi xấu sau khi trải qua nhiều lần sữa chữa sẽ dần thay đổi, cuối cùng trẻ sẽ hoàn toàn xóa bỏ được .