Việc dạy trẻ không chỉ là nhiệm vụ của trường học mà cần phải có sự kết hợp của gia đình. Vì vậy, cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con mình phát triển.
Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng mình đã có phương pháp dạy dỗ con đúng đắn, thế nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì bố mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Nếu biết bản thân hay nổi giận thì khi thấy con chuẩn bị làm điều gì đó sai trái hoặc có lỗi, bố mẹ nên cảnh báo trước những gì sắp xảy ra để con hiểu được và tự tìm cách giải quyết.
Ví dụ như sắp đến giờ đi ngủ nhưng cậu con trai vẫn mải mê chơi game đua xe , không có dấu hiệu gì là chuẩn bị lên giường để sáng mai đi học sớm. Thay vì hò hét rồi quát mắng con vì không nghe lời, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra cảnh báo: “ Mẹ không muốn cáu và quát con đâu, nhưng nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, mẹ sẽ nổi giận và mắng con đấy. Con chỉ còn 5 phút để dọn dẹp đồ chơi!” . Chỉ thế thôi, nhưng cậu con trai sẵn sàng dọn dẹp, và trong 5 phút đó, cậu bé đã cất gọn đồ chơi vào tủ như lời mẹ nói.
Video đang HOT
Để hạn chế những cơn nóng giận, to tiếng “hét ra lửa thở ra khói” với trẻ, cha mẹ cần học cách kiềm chế bản thân và giữ bình tĩnh để đối thoại với trẻ trong hòa bình. Dưới đây là những gợi ý giúp cha mẹ bình tĩnh hơn trước khi nổi giận và quát mắng trẻ:
Ba mẹ chỉ nên hỗ trợ chứ đừng vì thấy trẻ khóc lóc, khó bảo hay chậm hiểu mà làm giúp trẻ bài tập về nhà. Trẻ em chỉ tiến bộ khi tự hoàn thành các bài tập mà thầy cô đã giao, phụ huynh nên là người hướng dẫn chỉ ra chỗ đúng sai hơn là “sách tham khảo” cho bé.
Có những bài tập trẻ không thể tự mình hoàn thành. Đây chính là lúc cha mẹ tham gia vào việc hướng dẫn cách làm cho con. Cha mẹ sẽ chỉ ra hướng đi, thậm chí có thể viết ra các bước theo thứ tự để con tự mình áp dụng. Nếu bé lớn hơn, có khả năng đọc hiểu, nên dạy con học sách tham khảo, từ điển… Đây là “trợ thủ” tốt hơn so với internet vì chúng có thể tìm thông tin một cách dễ dàng mà không bị phân tâm bởi những thứ không cần thiết.
Trẻ thường không có khái niệm về thời gian vì thế đồng hồ sẽ là thứ có thể giải quyết vấn đề này. Thiết lập thời gian là cách giúp trẻ không trì hoãn công việc. Thời gian tốt nhất để thực hiện bài tập về nhà ở trường trung học không quá 2 giờ và ở trường tiểu học không nên quá 30 phút. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ rất khó tập trung, hơn nữa, ở trường, bé cũng đã học tập căng thẳng, nên thời gian về nhà là để nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình.
Các phụ huynh nên tập cho con tính tự lập. Nếu được thầy cô giao bài tập về nhà thì bé phải chủ động thời gian để hoàn thành, không chờ bố mẹ nhắc, không trì hoãn… Phụ huynh có nhiệm vụ động viên con làm bài tập, ý thức việc tôn trọng thầy cô, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, người làm cha mẹ phải làm gương cho con cái, nhất là trong các vấn đề về kỷ luật.
Tạo cho trẻ khoảng cách với bạn bè xung quanh là việc làm các bậc phụ huynh nên tránh. Ngoài những kiến thức học được trên ghế nhà trường, ba mẹ nên để con cái tiếp xúc bạn bè xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống, hòa nhập với môi trường xã hội , giúp bé dạn dĩ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Đừng tập trung tất cả sự chú ý vào thành tích học tập của con. Đó không phải là điều quan trọng nhất. Hãy quan tâm đến cuộc sống của con trẻ, từ sở thích, cảm xúc đến mong muốn của chúng. Hãy để trẻ thấy rằng cha mẹ là những người bạn thực sự và luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu chúng.
Nuôi dạy trẻ là một quá trình liên tục, nhiều người nghĩ là cách dạy của mình hoàn toàn khoa học nhưng ngay sau đó bạn sẽ gặp phải một số chuyện khiến bạn nhận ra rằng mình vẫn cần phải học hỏi. Còn có nhiều sai lầm khác trong việc dạy con cái, tuy nhiên trên đây là những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ hay mắc phải nhất. Các bậc cha mẹ hãy chú ý và khắc phục, giúp bé yêu phát triển tốt nhé.
Nguồn Bright Side
Theo Bestie