Bạn có thể đã đọc được chủ đề này ở những bài báo và đã nhìn thấy ở trên tin tức: Trên thế giới, con số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì tiếp tục gia tăng trong hai thập kỷ qua. Bạn có thể muốn biết: Tại sao các bác sĩ và nhà khoa học lo lắng vì chiều hướng này? Và khi cha mẹ hoặc những người lớn quan khác quan tâm đến vấn đề này, bạn có thể cũng đặt câu hỏi: Những bước nào chúng ta có thể thực hiện để giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em? Bài viết này cung cấp câu trả lời cho một số câu hỏi của bạn và cung cấp cho bạn nguồn tài liệu bổ ích để giúp bạn giữ sức khỏe gia đình bạn.
Tại sao béo phì được coi là một vấn đề sức khỏe đối với trẻ em?
Các bác sĩ và nhà khoa học đang lo ngại về sự gia tăng béo phì ở trẻ em và người trẻ bởi vì béo phì có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe sau:
Béo phì ở trẻ em liên quan đến rất nhiều vấn đề về sức khỏe khác. Trẻ em và thanh thiếu niên có thể gánh chịu những hậu quả về sức khỏe ngay tức thì và có thể có nguy cơ gặp phải những vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng ở tuổi trưởng thành.
Nguy cơ tâm lý xã hội
Một số hậu quả của trẻ em và thanh thiếu niên béo phì đó là về mặt tâm lý xã hội. Trẻ em và thanh thiếu niên béo phì là những mục tiêu của phân biệt đối xử xã hội sớm và có hệ thống. Những căng thẳng tâm lý do kỳ thị xã hội có thể dẫn đến trẻ có lòng tự trọng thấp, lần lượt, có thể gây trở ngại cho chức năng học thuật và xã hội, và kéo dài đến khi trưởng thành.3
Nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Trẻ em và thanh thiếu niên béo phì đã được phát hiện có những nguy cơ có thể mắc bệnh tim mạch (CVD), gồm có lượng cholesterol cao, huyết áp cao và rối loạn dung nạp Glucose. Trong một mẫu thống kê dân số của trẻ từ 5 đến 17 tuổi, khoảng 60% trẻ béo phì có ít nhất một nguy cơ mắc bệnh tim mạch trong khi có 25% trẻ béo phì có hai hoặc nhiều hơn những nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nguy cơ sức khỏe khác
Những vấn đề sức khỏe ít phổ biến hơn liên quan đến tăng cân gồm có hen suyễn, gan nhiễm mỡ, chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh tiểu đường loại 2.
- Hen suyễn là một bệnh liên quan đến phổi, trong đó các đường dẫn khí bị tắc nghẽn hoặc co hẹp gây khó thở. Nhiều nghiên cứu đã xác định được một mối liên hệ giữa trẻ thừa cân và hen suyễn.
- Gan nhiễm mỡ là sự thoái hóa mỡ của gan do nồng độ cao của các men gan. Giảm cân nặng sẽ tác động để men gan trở lại bình thường.
- Chứng ngưng thở trong lúc ngủ xảy ra ít phổ biến hơn đối với trẻ em bị béo phì. Chứng ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ liên quan đến hơi thở , người mắc phải sẽ bị ngưng thở trong ít nhất 10 giây. Chứng ngưng thở khi ngủ đặc trưng bởi những dấu hiệu như ngáy to và khó thở. Trong thời gian ngưng thở khi ngủ, lượng ô xi trong máu có thể giảm đáng kể. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng chứng ngưng thở khi ngủ xảy ra khoảng 7% ở trẻ béo phì.
- Bệnh tiểu đường loại 2 ngày càng trở nên đáng báo động ở trẻ em và thanh thiếu niên béo phì. Trong khi tiểu đường và việc cơ thể không dung nạp glucose, một tiền chất của tiểu đường là những ảnh hưởng sức khỏe phổ biến của người lớn béo phì, chỉ trong những năm gần đây, tiểu đường loại 2 đã bắt đầu nổi lên nhưu một vấn đề liên quan đến sức khỏe giữa trẻ em và thanh thiếu niên. Sự tấn công của bệnh tiểu đường đến trẻ em và thanh thiếu niên có thể dẫn đến những vấn đề như bệnh tim mạch và suy thận...
Hơn nữa, nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ em và thanh thiếu niên béo phì có khả năng cũng mắc béo phì khi trưởng thành.
Là một phụ huynh hoặc một người giám hộ, tôi có thể làm gì để giúp phòng ngừa trẻ em thừa ăn và béo phì?
Để giúp trẻ duy trì cân nặng khỏe mạnh, cân bằng lượng Calo trẻ tiêu thụ từ thực phẩm và đồ uống với lượng Calo trẻ sử dụng thông qua hoạt động thể chất và phát triển bình thường.
Nhớ rằng mục đích của trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân và béo phì đó là giảm tốc độ tăng cân trong khi vẫn phát triển bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên không nên thiết lập một chế độ giảm cân mà không có sự hướng dẫn của người chăm sóc sức khỏe.
Cân bằng lượng Calo: Giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh
Một phần quan trọng trong việc cân bằng lượng Calo đó là ăn những thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và lượng Calo phù hợp. Bạn có thể giúp trẻ học hỏi để nhận thức được những gì trẻ ăn bằng cách phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, tìm những cách để chế biến những món ăn tốt cho sức khỏe hơn, và giảm thèm ăn thực phẩm giàu Calo.
Khuyến khích thói quen ăn uống lành mạnh
Việc ăn uống lành mạnh không phảu là một vấn đề khó để nhận thức. Để giúp trẻ và gia đình phát triển thói quen ăn uống lành mạnh, bạn cần:
- Cung cấp nhiều rau, quả và sản phẩm ngủ cốc nguyên hạt
- Bao gồm sữa chứa hàm lượng chất béo thấp hoặc không chứa chất béo hoặc sản phẩm từ sữa
- Lựa chọn thịt nạc, thịt gia cầm, đậu lăng và đậu có chứa Protein
- Khuyến khích gia đình bạn uống nhiều nước lọc
- Hạn chế thức uống có ngọt
- Hạn chế tiêu thụ đường và chất béo bão hòa
Nhớ rằng những sự thay đổi nhỏ mỗi ngày có thể dẫn đến một cách để thành công
Tìm những cách để chế biến những món ăn yêu thích có lợi cho sức khỏe hơn.
Những công thức mà bạn có thể chuẩn bị thường xuyên, và gia đình bạn thích thú, với chỉ một vài sự thay đổi có thể trở nên khỏe mạnh hơn và đơn giản chỉ là đáp ứng
Loại bỏ cảm giác thèm ăn thực phẩm giàu Calo!
Mặc dù tất cả mọi món ăn đều có thể được tận hưởng vừa phải, nhưng việc giảm cảm giác thèm ăn thực phẩm giàu Calo với lượng đường cao hoặc chất béo cao, hoặc đồ ăn nhẹ mặn cũng giúp trẻ phát triển thói quen ăn uống lành mạnh. Thay vào đó, bạn chỉ cho phép trẻ ăn những thực phẩm này thỉnh thoảng, để trẻ thực sự có được những sự thiết đãi. Sau đây là những ví dụ về những sự thiết đãi dễ dàng chuẩn bị, hàm lượng đường và chất béo thấp mà chỉ chứa 100 Calo hoặc ít hơn:
- Một quả táo cỡ trung bình
- Một quả chuối cỡ trung bình
- Một cốc cà rốt, bông cải xanh hoặc ớt chuông với 2 muỗng canh hoặc súp gà
- Một cốc sinh tố Việt quất
Cân bằng lượng Calo: Giúp trẻ năng động
Một phần quan trọng khác trong việc cân bằng lượng Calo đó là tham gia vào hoạt động thể chất với thời lượng thích hợp và tránh quá nhiều thời gian không vận động. Hơn nữa, để làm cho trẻ em và thanh thiếu niên cảm thấy hứng thú, thì những hoạt động thể chất thường xuyên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm:
Giúp trẻ năng động
Trẻ em và thanh thiếu niên nên tham gia vào những hoạt động thể chất cường độ vừa phải ít nhất 60 phút hầu hết mỗi ngày trong tuần, tốt hơn là hằng ngày. Nhớ rằng trẻ em bắt chước người lớn. Vì vậy, hãy bắt đầu bổ sung những hoạt động thể chất vào thói quen hằng ngày của bạn và khuyến khích thể tham gia cùng với bạn.
Một số ví dụ về hoạt động thể chất cường độ vừa phải, đó là:
Giảm thời gian ngồi một chỗ
Ngoài việc khuyến khích hoạt động thể chất, hãy giúp trẻ tránh có quá nhiều thời gian ngồi một chỗ. Mặc dù thời gian yên tĩnh để đọc sách và làm bài tập về nhà là rất tốt, nhưng hãy giới hạn thời gian trẻ xem Ti Vi, chơi trò chơi điện tử hoặc lướt Web không nhiều hơn 2 tiếng mỗi ngày. Hơn nữa, học viện Nhi khoa Mỹ (APP) không khuyến khích trẻ 2 tuổi hoặc nhỏ hơn xem Ti Vi. Thay vào đó, khuyến khích trẻ khám phá những hoạt động thú vị để thực hiện cùng với các thành viên trong gia đình hoặc tự bản thân trẻ tham gia vào nhiều hoạt động hơn.