Đối với con cái, sự giáo dục tốt nhất của gia đình chính là những lời răn dạy và hành động tinh tế của cha mẹ.
Đôi khi những gì cha mẹ có thể dạy con còn sâu sắc hơn kiến thức trong sách vở!
Điều làm gia tăng khoảng cách giữa những đứa trẻ thường không phải là chỉ số IQ mà là những thói quen khác nhau được hình thành từ khi còn nhỏ.
Trẻ em và thanh thiếu niên là thời điểm tốt nhất để hình thành thói quen. Một thói quen tốt có thể giúp trẻ thành công, và một thói quen xấu cũng có thể làm tổn thương trẻ.
Các bậc cha mẹ, hãy cùng con phát triển 3 thói quen tốt này, và con cái sẽ biết ơn bạn đến hết cuộc đời.
- Không ngừng học hỏi
Một đứa trẻ yêu thích việc học hỏi, sở hữu nhiều kĩ năng, và có hiểu biết rộng là đứa trẻ có tiềm năng vô tận.
Một MC hỏi một thiên tài violin: “Khi còn nhỏ, con có bị bố mẹ ép học violin không?”.
“Vâng, là ba mẹ ép con học”.
“Vậy hồi còn nhỏ con có muốn học không?”.
“Con không thích học, tới năm mười hai tuổi, khi tham gia cuộc thi đầu tiên, con mới bắt đầu thích violin”.
“Vậy bây giờ con có cảm thấy biết ơn bố mẹ mình không?”.
“Có ạ, biết ơn rất nhiều ạ”.
Kiên trì không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là điều khó khăn.
- Biến kỷ luật tự giác thành thói quen
Đối với trẻ em, kỷ luật tự giác là một điều rất quan trọng.
Trẻ em luôn quan niệm rằng “làm bất cứ điều gì mình muốn” là tự do, mà không biết rằng đằng sau điều này thường có một cái giá phải trả. Chơi game và xem TV cả ngày trong những ngày nghỉ lễ dẫn đến tình trạng cận thị cao khi còn nhỏ. Lơ là việc học vì những video ngắn, điểm số ngày càng tụt dốc. Có một câu chuyện được lan truyền rất rộng rãi, cả 6 người trong ký túc xá đều được nhận vào Đại học Bắc Kinh và Đại học Thanh Hoa (hai trường đại học hàng đầu tại Trung Quốc).
Sau khi xem lịch trình hàng ngày của họ, mọi người đều hiểu lý do vì sao đã. Sau khi tự học xong lúc 22h40, các bạn sẽ tự tổ chức một buổi giao lưu, cùng nhau trò chuyện, thảo luận về nội dung học trong ngày với mọi người.
Sau 23 giờ, ký túc xá phải yên tĩnh, lúc này, mọi người quay trở lại tự học một cách nghiêm túc, yêu cầu tự học cũng nghiêm khắc như đi học lớp học ban ngày.
Đúng 12h đêm, đèn được tắt đúng giờ để đảm bảo các thành viên trong ký túc xá có đủ thời gian ngủ để lấy năng lượng cho ngày học tiếp theo. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi như vậy vào buổi tối, họ đã cẩn thận sắp xếp thời gian và thực hiện nghiêm ngặt.
Việc sử dụng hiệu quả thời gian và tính kỷ luật tự giác trên thực tế mới mang lại cho họ nhiều tự do hơn, tự do để lựa chọn ngôi trường mà mình thích, tự do lựa chọn nghề nghiệp và cả công ty mà sau này mình muốn làm…
Là cha mẹ, tất cả chúng ta đều mong muốn con mình trở nên tốt hơn. Rèn cho con tính kỷ luật tự giác là món quà quý giá mà cha mẹ chúng ta có thể cho con mình.
- Có thói quen lập kế hoạch
Một người dọn dẹp đến một ngôi nhà để dọn dẹp phòng cho trẻ và choáng váng khi bước vào nhà. Sách và đồ chơi chất thành một đống bừa bộn, quần áo treo bừa bãi, bàn học chất đầy những thứ linh tinh, lại nuôi ba chú chuột, trong phòng tràn ngập mùi khó chịu.
Đứa trẻ không bao giờ dọn dẹp phòng của mình. Ở trong một căn phòng như thế này, làm sao bạn còn có thể nghĩ đến việc học? Việc dù nhỏ đến mấy, trẻ cũng phải có ý thức lập kế hoạch, đây là một quá trình không hề đơn giản. Nó không chỉ có thể rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành và tính tự giác của trẻ mà còn tạo cơ hội cho trẻ có khả năng tư duy và xử lý độc lập.
Có người cho rằng: Những học sinh có thành tích học tập xuất sắc đều có đặc điểm chung là học tập có kế hoạch và bước từng bước một. Cha mẹ nên hướng dẫn con và để con hiểu tầm quan trọng của việc lập kế hoạch học tập thông qua các phương pháp phù hợp. Một số trẻ dường như học hành chăm chỉ mỗi ngày nhưng kết quả học tập của các em không bao giờ được cải thiện. Đây là một minh chứng điển hình không có kế hoạch và thiếu tổ chức.
Cha mẹ cần phải làm gương và truyền cảm hứng cho con cái bằng những hành động của chính mình, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như giữ gìn phòng ốc sạch sẽ, vệ sinh cá nhân gọn gàng, sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập một cách khoa học, xếp giày dép đúng chỗ…
Khi trẻ nhận thức được việc lập kế hoạch là quan trọng, chúng ta có thể từng bước khuyến khích và hướng dẫn trẻ lập kế hoạch học tập hợp lý cho bản thân.
Phát triển những thói quen tốt từ khi còn nhỏ có thể mang lại lợi ích cho trẻ trong suốt cuộc đời, nhưng thói quen không thể hình thành ngày một ngày hai và cũng cần tới những tấm gương thiết thực, vậy cho nên, là phụ huynh, chúng ta cùng nhau cố gắng.