Mọc răng hàm đánh dấu bước trưởng thành của trẻ sau khi các răng sữa bắt đầu rụng dần, thay bằng răng vĩnh viễn. Thông thường, chiếc răng hàm số 6 sẽ mọc lên khi trẻ được 5 - 6 tuổi. Và để giúp con có một hàm răng xinh xắn thì bố mẹ hãy cùng tìm hiểu cách chăm sóc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm chuẩn nhất nhé.
12/06/2019
Dấu hiệu trẻ 5 tuổi mọc răng hàm
Thông thường ở độ tuổi nhà trẻ, việc
trẻ mọc răng sẽ không có những dấu hiệu nổi bật nữa. Vị trí mọc răng hàm có thể sẽ sưng một chút, trẻ có thể bị đau và có biểu hiện biếng ăn. Răng sữa sẽ dần được thay bằng những chiếc răng mới khi trẻ lên 5 và cho đến khi trẻ được 12 tuổi, răng sữa đã thay hết và trẻ sẽ có 28 răng trưởng thành.
Các bậc cha mẹ đều muốn “canh” để giúp bé thay răng đúng thời điểm nhằm giúp con có hàm răng đẹp. Nhưng mọi người rất bối rối vì không biết bé thay răng nào trước, răng nào sau để dễ bề chăm sóc. Thực ra, trẻ 5 tuổi mọc răng hàm sẽ thay răng theo một trình tự nhất định như sau:
Thời gian trẻ mọc và thay răng theo thời gian Bộ Y tế
Thức ăn cho trẻ khi mọc răng hàm
Răng hàm có nhiệm vụ quan trọng hơn cả vì nó giúp con nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Một số trẻ 5 tuổi mọc răng hàm bị đau nhức và khó ăn uống nên mẹ có thể tham khảo các món ăn sau:
- Nếu như bé bị sưng nướu răng thì mẹ nên nấu chín mềm thực phẩm hoặc tốt hơn là nấu soup, cháo để cho bé ăn uống tiện lợi hơn.
- Bổ sung thực phẩm có nhiều vitamin D và canxi vào thực đơn cho trẻ 5 tuổi hàng ngày để hỗ trợ răng trẻ mọc đều, chắc khỏe.
- Mẹ cũng nên cho con uống nước lọc nhiều hơn, nước trái cây giàu vitamin C để giảm tình trạng viêm lợi, đau nướu.
- Mẹ có thể luộc rau củ quả nhưng không nên nghiền nhừ nát để giúp con cắn cho đỡ ngứa nướu, đồng thời bổ sung chất xơ cho con.
Khi trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, con có thể bị sưng đau và không nhai được
Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng hàm
- Không nên quá ép buộc con phải ăn nếu con đang đau, thay vào đó bố mẹ nên chia bữa ăn của trẻ thành 6 - 8 bữa thay vì 3 - 4 bữa như bình thường.
- Thay vì cho bé ăn trái cây thì bố mẹ nên ép lấy nước để hơi mát, như vậy tình trạng đau nhức sẽ giảm thiểu. Khi trẻ bị đau thì thức uống mát sẽ làm nướu của bé đỡ sưng đau hơn rất nhiều.
- Nếu như trẻ bị sốt do mọc răng trên 38 độ, 38,5 độ mẹ hãy lấy một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên trán trẻ hoặc lau người cho trẻ.
- Việc dùng miếng dán hạ sốt hay thuốc giảm đau cần thông qua ý kiến của bác sĩ trước.
- Trẻ cũng có thể bị tiêu chảy khi mọc răng, nếu trẻ đi ngoài liên tục, mất nước nhiều, hãy đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Lưu ý chăm sóc trẻ 5 tuổi mọc răng hàm sẽ giúp mẹ bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con
- Trong thời gian trẻ 5 tuổi mọc răng hàm, bố mẹ cần giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé bằng cách lấy khăn mềm lau miệng và lau răng khi bé vừa ăn.
- Đừng để con dùng tay sờ chiếc răng hàm đang mọc hay đẩy lưỡi vào chỗ trống của chiếc răng vì điều này sẽ khiến răng mọc chậm hơn.
Bố mẹ hãy luôn theo dõi sát sao quá trình mọc và thay răng ở trẻ. Nên hạn chế tối đa số lượng thức ăn ngọt mà trẻ ăn mỗi ngày và các loại đồ ăn cứng khó nhai. Nếu những chiếc răng mọc lên khiến trẻ có cảm giác đau đớn thì bố mẹ hãy tìm lời động viên con nhé.