1. Nguyên nhân thiếu máu ở trẻ em
1.1. Thiếu máu do giảm sinh
Thiếu máu do giảm sinh chia thành 2 nhóm lớn:
- + Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu: thiếu sắt, thiếu acid folic, thiếu vitamin B12, thiếu protein.
- + Thiếu máu do giảm sinh và suy tủy xương: suy tủy, thâm nhiễm tủy, suy thận…
1.1.1. Thiếu máu do thiếu sắt
Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu ở trẻ (Ảnh internet)
Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu gặp nhiều nhất ở trẻ em. Bệnh thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi 6 tháng đến 2 tuổi. Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ lại do rất nhiều nguyên nhân gây ra.
– Thiếu máu do thiếu dự trữ sắt ở trẻ
Khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã bắt đầu hấp thu dinh dưỡng để dành cho cuộc sống tự thân sau sinh. Vì vậy giai đoạn này nếu trẻ hấp thu đủ lượng sắt cần thiết để dự trữ thì khi sinh ra sẽ tránh được nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt. Đó là một phần lý do cho những lời khuyên bổ sung sắt cho bà bầu của các chuyên gia.
Theo thông tin từ Bộ y tế thì thai nhi sẽ hấp thụ sắt nhiều nhất vào 3 tháng cuối thai kỳ với lượng dữ trữ vào khoảng 300mg. Lượng sắt này đủ cho trẻ tạo máu trong vòng 3 – 4 tháng sau khi ra đời.
Những trẻ sinh non, sinh đôi hoặc mẹ bầu không bổ sung đủ sắt là những đối tượng có nguy cơ thiếu máu do thiếu dự trữ sắt ở trẻ.
– Thiếu sắt do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng sắt cần thiết
Khi ra đời, việc thu thập nguồn sắt của trẻ chủ yếu dựa vào viên uống và thực phẩm. Tuy nhiên, chế độ ăn của trẻ nhỏ chủ yếu là sữa. Với hàm lượng sắt trong sữa chưa đạt nhu cầu tiêu thụ sắt của trẻ vì vậy trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu cần ăn dặm. Nếu chế độ ăn dặm nghèo sắt thì trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt.
Éo le hơn, có những trường hợp mặc dù chế độ ăn giàu sắt nhưng trẻ lại phát triển quá nhanh. Với những trường hợp này mẹ cần phát hiện kịp thời và nâng cao lượng sắt bổ sung cho trẻ.
– Thiếu sắt do lượng sắt bị mất đi
Các trường hợp mất sắt do bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng, tiêu chảy… Các bệnh lý này kéo dài dẫn đến lượng sắt không chỉ mất đi mà còn làm giảm khả năng hấp thu sắt của trẻ.
1.1.2. Thiếu máu do suy tủy
Tuỷ xương là cơ quan tạo máu của cơ thể. Nếu tủy xương bị biến dạng hoặc tổn thương sẽ trực tiếp ảnh hưởng quá trình sản xuất hồng cầu.
Suy tủy xương là một hội chứng trên lâm sàng đặc trưng bởi tình trạng giảm số lượng hồng cầu, bạch cầu hạt và số lượng tiểu cầu trong máu. Đồng thời trong hội chứng suy tủy, tủy xương dần bị thay thế bằng mô mỡ có sự suy giảm các tế bào đầu dòng tạo máu.
1.2. Thiếu máu do tan máu
Trẻ bị thiếu máu tan máu Thalassemia (Ảnh internet)
- Thiếu máu tan máu nguyên nhân tại hồng cầu và di truyền: bệnh hồng cầu nhỏ, thalassemia…
- Thiếu máu tan máu nguyên nhân ngoài hồng cầu: miễn dịch, nhiễm khuẩn, dùng thuốc, ngộ độc…
Thiếu máu thalassemia nguyên nhân bắt nguồn từ những bất thường di truyền trong cấu tạo của chuỗi Hemoglobin của hồng cầu. Sự bất thường này khiến tế bào hồng cầu có tuổi thọ ngắn hơn bình thường (dưới 120 ngày).
Thiếu máu tan máu miễn dịch là do bản thân cơ thể trẻ tồn tại các loại kháng thể chống lại chính tế bào hồng cầu, khiến cho hồng cầu bị vỡ.
1.3. Thiếu máu do chảy máu
Giun móc gây thiếu máu ở trẻ ( Ảnh internet)
- Chảy máu cấp: chấn thương, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, rối loạn đông máu chảy máu…
- Chảy máu mạn tính: giun móc, loét dạ dày tá tràng, trĩ, sa trực tràng…
2. Cách phòng thiếu máu ở trẻ
2.1. Cách phòng ngừa thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu ở trẻ
Đối với nguyên nhân gây thiếu máu này cha mẹ có thể lựa chọn cách bổ sung chất từ chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Trong các nhóm nguyên nhân kể trên thì thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến nhất. Để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt cho trẻ cha mẹ nên:
Bổ sung sắt cho trẻ bằng chế độ dinh dưỡng (Ảnh internet)
- Nên cho trẻ bú sữa mẹ tối thiểu trong hết năm đầu đời. Sữa mẹ có chứa dạng sắt đặc biệt dễ dàng hấp thu sắt hơn trong các loại thức ăn khác.
- Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt. Một số thực phẩm nhiều sắt như thịt nạc, lòng đỏ trứng, các loại đậu, rau xanh, gan động vật, nấm hương, cua…
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò. Sữa bò có lượng sắt thấp và có thể gây cản trở khả năng hấp thụ sắt từ các nguồn thực phẩm khác. Sữa bò cũng có thể gây kích ứng dạ dày của trẻ, một số trẻ có thể còn dị ứng với sữa bò.
- Có thể cho trẻ ăn thức ăn giàu vitamin C để hỗ trợ hấp thu sắt tối đa. Một vài lựa chọn cho bạn như ớt chuông đỏ, đu đủ, dưa vàng, bông cải xanh, dâu tây và cam.
- Dùng chất bổ sung trực tiếp chất sắt.
Có một lưu ý dành cho cha mẹ là chỉ bổ sung sắt khi trẻ thực sự thiếu sắt. Bởi khi thừa sắt cũng gây ra tình trạng ngộ độc sắt, nguy hiểm không kém thiếu sắt.
Bổ sung vitamin B9 – Acid Folic (Ảnh internet)
Các loại trứng, đu đủ, chuối, cam, rau xanh, gạo, đậu xanh… là nguồn bổ sung thêm acid folic (vitamin B9).
Một số thực phẩm có chứa nhiều vitamin B12 như: hạt điều, hạt hạnh nhân, kiwi, xoài, các loại rau xanh.
2.2. Cách phòng ngừa thiếu máu do các nguyên nhân khác ở trẻ
Nguyên nhân gây thiếu máu còn lại ở trẻ đều là các bệnh lý phức tạp cần điều trị tại viện. Tuy nhiên, để chắc chắn cha mẹ vẫn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để có kết luận chính xác và điều trị kịp thời.
Trên đây là một vài nguyên nhân gây thiếu máu ở trẻ và cách phòng tránh thiếu máu ở trẻ. Cha mẹ nên quan tâm con trẻ, phát hiện kịp thời triệu chứng thiếu máu ở trẻ để sớm có phương pháp điều trị phù hợp.