Nếu như gia đình bạn có hai đứa trẻ hoặc hơn, hãy thử áp dụng những cách dưới đây để có thể giảm sự ghen tị giữa các anh chị em.
Giảm khả năng cạnh tranh sẽ hạn chế ghen tị giữa các anh chị em
Trẻ con sẽ có thể hòa hợp tốt hơn đối với các anh chị em khác trong gia đình nếu như không có sự ghen tị xuất hiện. Chắc chắc những vụ việc việc va chạm của những đứa trẻ là rất khó tránh khỏi tuy nhiên bố mẹ vẫn có thể giảm bớt sự căng thẳng và ngăn những đứa trẻ thù hằn lẫn nhau.
Để có thể làm được như vậy, bố mẹ không nên so sánh những đứa trẻ với nhau cũng như không đổ lỗi hoặc mặc định rằng vì chúng nhỏ hơn hoặc lớn hơn nên mới không thể làm như vậy. Trong trường hợp cần nói chuyện, bố mẹ nên nói chuyện riêng với từng đứa trẻ. Như vậy, chúng sẽ cùng có cảm giác là mình là người đặc biệt, quan trọng. Sau đó, khi đã giải quyết ổn thỏa, hãy có gắng tổ chức nhiều hoạt động để những đứa trẻ có thể dễ tương tác và vui đùa với nhau.
Thực hiện công tác tư tưởng trước khi đón nhận thành viên mới
Nếu như bố mẹ nhận con nuôi hoặc sinh thêm em bé thì đứa trẻ hiện tại sẽ có xu hướng cảm thấy bản thân bị bỏ rơi. Cùng với đó, tâm lý thành viên bé nhỏ mới của gia đình cần nhiều điều phải dạy dỗ và quan tâm, bố mẹ rất có thể đã vô tình khiến cho lòng ghen tị xuất hiện trong tâm trí trẻ.
Bởi vậy, trước khi chào đón thành viên mới, thực hiện “công tác tư tưởng” cho con là điều rất quan trọng. Bố mẹ cần đảm bảo và khiến con tin tưởng rằng bản thân sẽ sẽ không bị bỏ rơi cũng như tình cảm của bố mẹ dành cho con sẽ không thay đổi. Bên cạnh đó, trẻ thích được làm “trợ lý” đắc lực của bố mẹ. Vì thế, hãy tìm những việc phù hợp để trẻ trở thành người trợ giúp cho bố mẹ chăm sóc em bé chuẩn bị chào đời. Như vậy có thể giúp trẻ cảm giác mình là người có ích và được tham gia nhiều hơn trong các công việc của gia đình. Tuy nhiên, bố mẹ cũng đừng quên dành thời gian tham gia và quan tâm để trẻ không ghen tị với em.
Khen ngợi trẻ
Trên thực tế, trẻ em sẽ có xu hướng làm việc nhiều hơn nếu được chú ý hoặc khen ngợi. Chính vì thế, nếu như trẻ làm điều gì đặc biệt, tốt đẹp cho anh chị em, bố mẹ hãy chỉ ra và tiếp tục động viên, khen ngợi để trẻ có thể duy trì điều đó. Ví du, hãy nói “Con thật giỏi khi tìm thấy đồ chơi cho em”.
Bên cạnh đó, bố mẹ hãy khéo léo để trẻ đọc sách, xem phim về tình cảm anh chị em để qua đó dạy trẻ cư xử tương tự với các thành viên trong gia đình. Nhưng hãy cần cẩn thận, bố mẹ không nên so sánh việc làm tốt của nhân vật trong phim, trong truyện với những hành vi trẻ làm không tốt. Làm như vậy có thể góp phần khiến cho tâm lý ghen tị, khó chịu của trẻ xuất hiện. Bố mẹ chỉ cần nhấn mạnh vào lòng tốt của các nhân vật để trẻ có thể học theo mà thôi.
Để anh/chị lớn trở thành “giáo viên” có thể giúp giảm sự ghen tị giữa các anh chị em
Thông thường, đứa trẻ lớn sẽ được học và biết nhiều thứ hơn. Bởi vậy, để gắn kết những đứa trẻ, bố mẹ có thể thử động viên trẻ lớn dạy lại trẻ nhỏ. Ví dụ như khi đứa trẻ nhỏ cần học đếm hay tập tô màu thì hãy để con lớn dạy cho em cách làm.
Thông qua những lần trở thành “giáo viên” như vậy, những đứa trẻ sẽ trở nên gắn bó và yêu thương nhau hơn. Mặc dù giao cho đứa trẻ lớn hơn nhưng bố mẹ vẫn cần để mắt và can thiệp trong trường hơp đứa trẻ lớn có phần hách dịch hoặc ra lệnh cho em. Khi đó, bố mẹ hãy can thiệp và giúp cho mối quan hệ anh chị em hài hòa trở lại.