Việc phát hiện sớm chứng tự kỷ tạo ra sự khác biệt rất lớn. Bằng cách nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu, bạn có thể hỗ trợ sớm cho trẻ trong việc học hỏi và phát triển.
1, Hội chứng tự kỷ ám thị là bệnh gì?
Tự kỷ biểu hiện qua một loạt các triệu chứng. Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) xuất hiện ở giai đoạn sơ sinh và mầm non, làm chậm sự phát triển những kỹ năng cơ bản của trẻ, chẳng hạn như học cách nói, chơi và tương tác với người khác.
Các dấu hiệu và triệu chứng của chứng tự kỷ rất khác nhau, cũng như ảnh hưởng của nó. Một số trẻ tự kỷ chỉ bị khiếm khuyết nhẹ, trong khi những trẻ khác gặp nhiều trở ngại hơn để vượt qua. Tuy nhiên, mọi trẻ trong phổ tự kỷ đều có vấn đề, ít nhất là ở một mức độ nào đó, trong ba đặc điểm sau:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
- Tương tác với người khác và thế giới xung quanh họ.
- Khả năng suy nghĩ và ứng xử linh hoạt.
Có nhiều ý kiến khác nhau giữa các bác sĩ, phụ huynh và các chuyên gia về nguyên nhân gây ra chứng tự kỷ và cách điều trị tốt nhất. Tuy nhiên, có một sự thật mà tất cả mọi người đều đồng ý: sự can thiệp sớm và chuyên sâu sẽ giúp ích cho con bạn.
Đối với trẻ có nguy cơ và có dấu hiệu ban đầu, nó có thể tạo ra rất nhiều sự khác biệt. Nhưng dù con bạn đang ở độ tuổi nào, đừng đánh mất hy vọng. Điều trị có thể làm giảm ảnh hưởng của ASD và giúp con bạn phát triển trong cuộc sống.
2, Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi
Nếu mắc chứng tự kỷ ở giai đoạn sơ sinh, việc điều trị có thể tận dụng hết khả năng linh hoạt vượt trội của não trẻ. Mặc dù khó chẩn đoán bệnh tự kỷ trước 24 tháng, nhưng các triệu chứng thường xuất hiện trong khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng. Nếu các dấu hiệu được phát hiện khi trẻ 18 tháng tuổi, điều trị tích cực có thể giúp tái tạo não và đảo ngược các triệu chứng.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ ban đầu
Trẻ sơ sinh hoặc trẻ mới biết đi KHÔNG có các biểu hiện sau đây:
- Giao tiếp bằng mắt, chẳng hạn như nhìn bạn khi được cho ăn hoặc mỉm cười lại với bạn.
- Phản ứng lại khi được gọi tên hoặc nghe một giọng nói quen thuộc.
- Dõi theo động tác của bạn khi bạn chỉ vào đồ vật.
- Chỉ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt hoặc sử dụng các cử chỉ khác để giao tiếp.
- Gây tiếng động để thu hút sự chú ý của bạn.
- Bắt đầu hoặc đáp lại hành động âu yếm hoặc đưa tay ra đón.
- Bắt chước các chuyển động và nét mặt của bạn.
- Chơi với những người khác hoặc chia sẻ sự quan tâm và thích thú.
- Để ý hoặc quan tâm đến cảm xúc và biểu hiện của bạn.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ lớn hơn: Khi trẻ lớn hơn, có nhiều dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo, nhưng chúng thường xoay quanh việc suy giảm các kỹ năng xã hội, khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ - phi ngôn ngữ, hành vi không linh hoạt.
Dấu hiệu của những khó khăn xã hội: Tương tác xã hội cơ bản có thể khó khăn đối với trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nhiều trẻ trong phổ tự kỷ dường như thích sống trong thế giới của riêng mình, xa cách và tách biệt với những người khác.
- Có vẻ không quan tâm hoặc không để ý đến người khác hoặc những gì đang diễn ra xung quanh họ.
- Không biết cách kết nối với người khác, chơi hoặc kết bạn.
- Không muốn được chạm vào hoặc ôm ấp.
- Không chơi các trò chơi “giả vờ”, các trò chơi nhóm, không biết bắt chước người khác hoặc không sử dụng đồ chơi theo những cách sáng tạo.
- Khó hiểu hoặc khó diễn tả cảm xúc.
- Dường như không nghe thấy khi người khác nói chuyện với trẻ.
- Không chia sẻ sở thích hoặc niềm vui với người khác (chẳng hạn như tranh vẽ hoặc đồ chơi).
Dấu hiệu của những khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng ngôn ngữ và thường chậm nói.
- Nói với giọng không điển hình hoặc với nhịp điệu hoặc cao độ kỳ lạ (ví dụ: kết thúc câu nhưng lại giống như đang đặt câu hỏi).
- Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ giống nhau, thường không có ý định giao tiếp.
- Trả lời một câu hỏi bằng cách lặp lại câu hỏi thay vì trả lời.
- Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (lỗi ngữ pháp, sai từ) hoặc đề cập đến mình ở ngôi thứ ba.
- Gặp khó khăn trong giao tiếp về nhu cầu hoặc mong muốn.
- Không hiểu các chỉ dẫn hoặc câu hỏi đơn giản.
- Chỉ hiểu theo nghĩa đen (bỏ qua các yếu tố hài hước, mỉa mai và châm biếm).