1. Không được tạo áp lực thành tích cao đè nặng tâm lý của trẻ
Đối với trẻ, thể thao phải là một trò chơi, dùng để hoàn thiện con người. Chuyên nghiệp hóa thể thao trẻ em tương tự như cho các em vào đời sớm. Nếu không, sẽ nhanh chóng thúc đẩy sự lão hóa cơ thể của trẻ cả tinh thần lẫn thể chất.
2. Chương trình tập luyện phải phù hợp với thể chất và tinh thần của từng trẻ
Đối với trẻ có năng khiếu, cần có chuyên gia kỹ thuật lẫn sức khỏe hướng dẫn và theo dõi để có được sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
Không phải lúc nào cũng áp dụng chế độ luyện tập của người lớn cho trẻ. Với cường độ và tần số động tác không thích hợp có thể làm hư sụn tiếp hợp của trẻ theo cơ chế tích lũy tăng dần.
Cần lưu ý có một số môn thể thao cấm với trẻ em như cử tạ, ném tạ, chạy vượt rào, nhảy ba bước, quyền Anh…
3. Chế độ dinh dưỡng và vệ sinh tương xứng với mức độ vận động của trẻ
Làm không tốt điều này có thể dẫn đến các rối loạn tâm sinh lý khi trẻ đến tuổi dậy thì.
Dinh dưỡng thiếu hụt hay mất cân đối giữa các thành phần sẽ làm trẻ suy dinh dưỡng hay béo phì đều có thể làm rối loạn sự phát triển xương khớp.
4. Rèn luyện thể lực cho trẻ thật tương xứng với kỹ thuật của bộ môn thể thao đòi hỏi
Yếu tố này hết sức quan trọng vì nó giúp cho trẻ phát triển cân đối và tránh được các nguy cơ chấn thương trong tập luyện.
Cơ bắp của trẻ em còn non nớt, thường không chịu được các lực căng lớn hoặc kéo dài. Chính vì thế phải tập theo nguyên tắc tăng dần, nếu không có thể làm tổn thương sợi cơ gây teo cơ không hồi phục.
Huấn luyện viên phải thấu hiểu và thận trọng khi cho trẻ tập các động tác kỹ thuật phù hợp với thể lực của trẻ. Ví dụ như đánh banh (tennis), đánh cầu (cầu lông), lực đập của tay vợt đôi khi rất lớn trong thi đấu.