Phạt con sao cho đúng để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ? Trong thời hiện đại ngày nay, việc cha mẹ áp dụng các phương pháp phạt trẻ nhằm uốn nắn các hành vi, cảm xúc của trẻ nhưng phạt con như thế nào để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ là một trong những bài toán khó cho các bậc cha mẹ.
Vậy, cha mẹ nên phạt con sao cho đúng, phạt con như thế nào để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ là một trong những việc sẽ rất khó cho các bậc cha mẹ.
Khi nào cha mẹ phạt con?
Khi con có những biểu hiện về hành vi, tâm lý, cảm xúc không đúng với nguyên tắc mà cha mẹ đặt ra cho trẻ. Cảm xúc của cha mẹ khi con vi phạm lỗi/ thấy những biểu hiện hành vi của con quá đà thường cha mẹ sẽ tức giận và không kiểm soát được cảm xúc của bản thân và thường các phương pháp áp dụng tại thời điểm đó chỉ mang tính chất tạm thời.
Sự trừng phạt bằng vũ lực không những không mang lại được hiệu quả mà ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ, nguy hiểm hơn trẻ sẽ bị ám ảnh tâm lý bởi những trận đòn đau, sự sợ hãi và những ý nghĩ tiêu cực. Nếu cha mẹ đã trót dùng vũ lực để phạt con thì hãy tìm cơ hội để nói chuyện với trẻ để con nhận diện được hành vi của con.
– Tẩy chay trẻ bằng hình thức im lặng
Có rất nhiều cha mẹ áp dụng phương pháp tẩy chay khi trẻ mắc lỗi, vi phạm lỗi bố mẹ không quan tâm đến sự tồn tại của trẻ. Nếu như cha mẹ kéo dài phương pháp này rồi vô hình chung sẽ tạo cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực cho rằng cha mẹ không quan tâm và yêu thương đến mình nữa.
– Phạt bé bằng cách cho bé đứng góc nhà
Phương pháp này có thể áp dụng nhưng tối thiểu là 15 phút để cho bé nhận thấy đây là hình phạt dành cho bé khi bé mắc lỗi và không phải đứng đây để chơi. Khi phạt trẻ đứng góc bắt buộc cha mẹ phải đưa ra tuyên bố con sẽ phải đứng phạt và giao nhiệm vụ cho bé đứng suy nghĩ về hành vi của mình sau đó báo cáo.
– Xử phạt bé bằng phương pháp lao động
Khi bé mắc lỗi cha mẹ thường cho con đi làm các công việc nhà nếu diễn ra thường xuyên khi bố mẹ giao việc nhà cho con sẽ khiến con có tâm lý là do con làm sai nên mới phải làm việc nhà và trẻ sẽ có những biểu hiện phản kháng lại và đưa ra lý do con không có lỗi sao lại bắt con là việc nhà. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm vì trẻ không hiểu được và không hình thành nên được ý thức trách nhiệm của bản thân con với gia đình.
Xem thêm: Các bài viết kỹ năng để hiểu con hơn
Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ nên làm gì để không ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ?
Việc cha mẹ cần làm là cho trẻ nhận diện đúng – sai trong hành vi/ lời nói của trẻ, giúp trẻ nhận ra con đang sai ở đâu? Xây dựng cam kết đối với trẻ (không phải là thương lượng hay thỏa hiệp) mà đưa ra nguyên tắc đối với mỗi việc làm của trẻ.
Nếu trẻ vi phạm hoặc phá vỡ nguyên tắc, cha mẹ có thể ngắt các quyền lợi của con (như quyền lợi xem tivi, đọc sách, quyền lợi đi chơi, được mua đồ dùng…) như vậy trẻ mới nhận được hậu quả mà không hề ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Khi áp dụng phương pháp ngắt các quyền lợi thì trẻ sẽ vận hành được tư duy suy nghĩ của con và con sẽ phát triển được hơn.
Cha mẹ nên phạt con sao cho đúng?
Sau đây là một số nguyên tắc khi áp dụng phạt với trẻ:
- Không ra điều kiện hoặc thỏa hiệp với trẻ sẽ hình thành nên cho trẻ tư duy đòi hỏi
- Cho con nhận diện được mối quan hệ nguyên nhân – kết quả, đưa ra phương pháp khắc phục
- Không nên phạt bé thường xuyên, hãy để cho bé có cơ hội để thực hiện các sai lầm và có điều kiện để sửa sai. Có như vậy nhận thức và tư duy của trẻ mới phát triển được. Trẻ em như một trang giấy trắng, việc dạy dỗ và hình thành nhân cách cho trẻ sẽ rất quan trọng và yếu tố gia đình trở thành yếu tố tiên quyết cho trẻ.
- Hãy thường xuyên khen ngợi và tạo mục tiêu cho bé khi bé thực hiện tốt các công việc/ có những hành động đẹp.
- Cha mẹ không nên đưa cảm xúc tức thời vào việc xử phạt con vì lúc đó phạt con chỉ giải quyết được cảm xúc của cha mẹ mà con trẻ không thể hiểu được và nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý tiêu cực của trẻ.
- Cha mẹ không nên phạt con ở nơi công cộng sẽ khiến trẻ xấu hổ và cái tôi của trẻ lúc đó sẽ xù xì ra.
- Thực hiện đúng các khẩu lệnh, nếu đã phạt thì sẽ phải phạt, không nói xong rồi bỏ đấy, trẻ sẽ nhờm phương pháp và cha mẹ sẽ cảm thấy bất lực trong những lần mắc lỗi tiếp theo của trẻ.
Trừng phạt con không phải là xấu nhưng phạt con sao cho đúng thì cha mẹ nên nhớ hãy dùng biện pháp ít tổn thương nhất mà vẫn đảm bảo được các con hiểu ra vấn đề, hiểu ra lỗi sai của mình.