Trong mùa dịch, trẻ nhỏ thường xuyên sử dụng thiết bị điện tử để giải trí, học online. Cha mẹ cần chủ động tạo cho trẻ những thói quen tốt để bảo vệ thị lực cho trẻ, ngăn ngừa các tật khúc xạ.
Chuyên đề : Kinh nghiệm nuôi con
Làm thế nào để giảm thiểu tác hại của máy tính đến thị lực của trẻ?
“Hại mắt” do nhìn màn hình trong thời gian dài
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, trẻ em và học sinh các cấp không có nhiều cơ hội vui chơi ngoài trời. Việc giải trí và học tập của các em xoay quanh chiếc điện thoại, máy tính, máy tính bảng tại nhà.
Khi sử dụng các thiết bị điện tử, mắt chúng ta phải tập trung vào 1 vật ở khoảng cách rất gần. Nếu tình trạng này kéo dài, cả người lớn và trẻ em đều dễ gặp các triệu chứng khô mắt, đau đầu, nhìn mờ, mỏi mắt. Ánh sáng xanh từ màn hình LED là nguyên nhân khiến mắt nhanh mỏi sử dụng điện thoại, máy tính.
Đặc biệt, các chuyên gia nhãn khoa cho rằng, việc nhìn màn hình trong thời gian dài là nguy cơ gây cận thị và tăng độ nhanh ở trẻ nhỏ. Trong đại dịch COVID-19, tình trạng cận thị ở học sinh đã trở nên phổ biến hơn tại nhiều quốc gia. Do đó, cha mẹ cần sớm có biện pháp bảo vệ mắt cho con trẻ để ngăn ngừa các tật khúc xạ trở nặng trong mùa dịch.
Biện pháp bảo vệ thị lực của trẻ
Ngồi đúng tư thế khi sử dụng các thiết bị điện tử
Sắp xếp bàn học đủ ánh sáng cho trẻ học tập
Khi ngồi học online trước màn hình máy tính, trẻ thường có thói quen gù lưng, rướn cổ về phía trước để nhìn rõ hơn. Tư thế ngồi không tự nhiên này không chỉ ảnh hưởng đến thị lực mà còn gây đau cổ vai gáy nếu trẻ học trong thời gian dài. Cha mẹ nên kịp thời sửa tư thế khi trẻ “dán mắt” vào điện thoại, máy tính và dạy trẻ giữ khoảng cách ít nhất 50cm với các thiết bị này.
Bàn học của trẻ cũng nên được sắp xếp khoa học sao cho màn hình không bị lóa, độ sáng vừa đủ. Máy tính nên đặt vừa tầm mắt để trẻ không phải ngước lên quá lâu. Cha mẹ có thể bật chế độ Night light (Night mode) trên thiết bị để giảm ánh sáng xanh phát ra từ màn hình.
Hạn chế thời gian nhìn vào màn hình
Làm sao để mua hàng online an toàn trong mùa dịch?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, ho kéo dài và cách điều trị
Trẻ rối loạn tâm lý khi ở nhà tránh dịch COVID-19: Cha mẹ nên làm gì?
Sớm mắc viễn thị do thường xuyên dùng thiết bị điện tử
NÊN ĐỌC
Để đề phòng tình trạng “nghiện” các thiết bị điện tử, cha mẹ cần đặt ra quy định sử dụng điện thoại, máy tính khi ở nhà với trẻ. Với trẻ lớn phải học tập online trong mùa dịch, cha mẹ nên khuyến khích trẻ dùng điện thoại ở mức độ vừa phải.
Theo các chuyên gia, trẻ dưới 2 tuổi không nên tiếp xúc với các thiết bị màn hình. Trẻ 3-5 tuổi chỉ nên nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính không quá 1 tiếng/ngày. Trẻ ở độ tuổi này nên sử dụng đồ chơi, học vẽ hoặc đọc sách cùng cha mẹ thay vì xem TV cả ngày.
Khuyến khích trẻ cho mắt giải lao thường xuyên
Các vấn đề về thị lực xảy ra do trẻ tập trung vào màn hình trong thời gian quá lâu. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ cho mắt nghỉ ngơi giữa các tiết học online kéo dài. Trẻ cũng nên dành thời gian giải lao khỏi các thiết bị điện tử, phơi nắng ở ban công hoặc hoạt động ngoài trời để mắt điều tiết về trạng thái bình thường.
Ví dụ, sau 20 phút nhìn vào màn hình, trẻ nên phóng tầm mắt ra xa (ít nhất 6m) trong vòng 20 giây. Quy tắc này giúp mắt được thả lỏng, hạn chế tình trạng nhức mỏi. Cha mẹ có thể nhắc trẻ nháy mắt thường xuyên khi xem điện thoại, máy tính để mắt không bị khô.
Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt
Rau củ màu cam và xanh đậm chứa nhiều lutein và zeaxanthin cần thiết cho mắt
Chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ đảm bảo sự phát triển của trẻ mà còn hỗ trợ bảo vệ thị lực. Những dưỡng chất cần thiết cho mắt gồm: Omega-3, lutein, zeaxanthin, kẽm, vitamin A, C và E có thể đến từ bữa ăn hàng ngày hoặc thực phẩm chức năng. Phụ huynh nên khuyến khích trẻ ăn đa dạng các loại rau lá xanh đậm, cá béo, trứng, cà rốt, khoai lang, hoa quả họ cam chanh.
Ngoài ra, phụ huynh có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về thực phẩm bổ sung omega-3, lutein và zeaxanthin. Trẻ nên sử dụng thực phẩm chức năng ở liều lượng phù hợp với độ tuổi. Không tự ý cho trẻ dùng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ.