Đau tăng trưởng ở trẻ là hiện tượng khá phổ biến. Biểu hiện là trẻ hay kêu mỏi chân, đau chân mỗi khi đi học về, đặc biệt là buổi tối trước khi đi ngủ. Vậy bố mẹ cần phải làm gì để khắc phục tình trạng này?
20/06/2019
Hiện tượng đau tăng trưởng ở trẻ là gì?
Đau tăng trưởng không phải là bệnh mà thực tế nó chỉ là một hiện tượng xảy ra kèm theo trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Mặc dù là hiện tượng bình thường nhưng nó lại gây ra nhiều đau đớn, khó chịu cho trẻ.
Tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ thường gặp từ 25 – 40% trẻ em, xảy ra trong độ tuổi từ 3 – 5 hoặc 8 – 12 và dừng lại khi trẻ ngừng phát triển. Như vậy, khoảng vào những năm dậy thì, trẻ sẽ không còn gặp phải tình trạng đau này nữa.
Hiện tượng này rất bình thường nên bố mẹ không cần phải quá lo lắng, những cơn đau tăng trưởng thường không liên quan tới bệnh tật và nó sẽ không kéo dài quá lâu.. Bố mẹ có thể giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn bằng cách chườm nóng lên chỗ đau hoặc xoa bóp cho trẻ.
Đau tăng trưởng ở trẻ là hiện tượng bình thường trong quá trình trưởng thành của trẻ
Nguyên nhân khiến trẻ bị đau tăng trưởng
Theo các chuyên gia, trong quá trình trẻ phát triển nhanh thì phần gánh vác của chân nặng, đầu xương chi dưới xung huyết dẫn đến đau chân. Đây chính là tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ mà y học thường nhắc đến.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ như:
- Do cơ thể phát triển nhanh hơn so với lứa tuổi
- Do trẻ hoạt động quá nhiều (chạy, nhảy, đùa nghịch…)
- Do trẻ bị thiếu canxi…
- Trẻ bị thừa cân, béo phì
- …
Những biểu hiện đau nhức xương tăng trưởng ở trẻ
Một số biểu hiện sau cho thấy trẻ có nguy cơ bị đau nhức xương tăng trưởng:
Có thể bạn quan tâm
Ngày 16 tháng 04 năm 2019Lưu bài viết
Ngày 22 tháng 04 năm 2019Lưu bài viết
- Cơn đau thường chỉ xuất hiện ở chi dưới và thậm chí đau ở chi trên cũng có thể xảy ra nhưng phải đi kèm đau chi dưới.
- Thường đau 2 bên, đau sâu bên trong chân và vị trí thường gặp nhất là ở bắp chân và đùi.
- Tình trạng đau quá mức có thể khiến trẻ khóc thét lên, nhưng cũng có giai đoạn không có triệu chứng gì cả.
- Đối với trẻ trong độ tuổi 6 – 12 tuổi thì cơn đau được trẻ mô tả là giống như cơn chuột rút ,khó chịu ở chân, mỏi chân…
- Cơn đau này thường xảy ra vào buổi tối hoăc nửa đêm và có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ. Thường nó sẽ biến mất vào buổi sáng nhưng vẫn có một vài trẻ còn tình trạng đau lâm râm cả ngày.
Cách xử lý tình trạng đau tăng trưởng ở trẻ
- Để trẻ nghỉ ngơi, nằm ở tư thế dễ chịu nhất. Bố hoặc mẹ có thể dùng lực ở tay để thực hiện các kỹ thuật xoa bóp tại các khi vực khớp bị đau của trẻ. Nên thực hiện nhẹ nhàng để giúp trẻ thư giãn nhưng vẫn đạt được hiệu quả.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Nên ưu tiên chọn những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như trứng, sữa, thịt, ăn nhiều chất xơ từ rau xanh, hoa quả và nên hạn chế ăn chất béo.
Massage mỗi ngày cho trẻ để giúp trẻ bớt đau chân, giảm bớt khó chịu
- Vận động nhẹ nhàng nếu tình trạng đau đớn không quá nhiều. Massage chân cho trẻ mỗi ngày vào buổi tối (sau một ngày hoạt động thể lực nhiều).
- Cho trẻ uống paracetamol liều thấp trong vài ngày để giảm đau nếu cơn đau quá mức (dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ).
- Khi các cơn đau xương tái đi tái lại trong một thời gian ngắn (6 tuần), cần đưa trẻ đến các bác sỹ chuyên về xương khớp để được thăm khám và điều trị phù hợp