Rối loạn lo âu ở trẻ
Đôi khi, trẻ cảm thấy lo lắng hoặc căng thẳng là điều bình thường, chẳng hạn như con bắt đầu đến trường, mẫu giáo, hoặc gia đình chuyển đến sống ở một nơi khác. Tuy nhiên, đối với vài trẻ, sự lo âu sẽ ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của chúng mỗi ngày, ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường trong trường học, gia đình và đời sống xã hội của chúng. Lúc này, cha mẹ cần tìm đến các chuyên gia trị liệu để giải quyết.
Ở tuổi vị thành niên và thời thơ ấu, trẻ thường có những dấu hiệu của rối loạn lo âu. Ở một số điểm trong thời thơ ấu, có khoảng 10 đến 15% trẻ em trải qua một chứng rối loạn lo âu. Trẻ bị rối loạn lo âu có nguy cơ bị rối loạn trầm cảm và lo âu sau này.
1. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở trẻ em
– Thường xuyên chuyển nhà hoặc trường học
– Cha mẹ cãi nhau
– Một người thân hoặc một người trẻ thân qua đời
– Bị ốm nặng hoặc bị thương trong tại nạn
– Các vấn đề liên quan đến trường học như bị bắt nạt hoặc những kì thi
– Bị lạm dụng hoặc bỏ rơi
2. Triệu chứng và dấu hiệu
– Dấu hiệu phổ biến nhất của rối loạn lo âu ở trẻ em và tuổi vị thành niên là từ chối trường học (hoặc ám ảnh trường học)
– Trẻ cảm thấy khó tập trung
– Không ngủ được, hoặc thường xuyên thức dậy lúc nửa đêm vì ác mộng
– Không ăn uống đúng cách
– Dễ tức giận, cáu gắt, mất kiểm soát
– Lo lắng và có những suy nghĩ tiêu cực liên tục
– Luôn lo lắng và bồn chồn, thường xuyên đi vệ sinh
– Hay khóc
– Bám bố mẹ
– Thường phàn nàn về việc đau bụng hoặc cảm thấy không khỏe
Lo âu phân ly thường xảy ra ở các trẻ nhỏ. Còn ở các trẻ lớn hơn thường có xu hướng lo lắng về trường học hoặc lo âu xã hội.
3. Cha mẹ cần làm gì khi con bị rối loạn lo âu
Cha mẹ có thể làm nhiều điều để giúp đỡ kho con bị rối loạn lo âu. Nhưng quan trọng hơn cả, cha mẹ cần nói chuyện với con về những nỗi lo của con.
Rất nhiều trẻ ở nhiều độ tuổi có rối loạn lo âu và chúng sẽ biến mất sau một khoảng thời gian, với sự giúp đỡ, trấn an của cha mẹ.
Cha mẹ có thể đặt một cuộc hẹn với bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia trị liệu. Có thể là một cuộc hẹn có mặt trẻ hoặc không, hoặc trẻ có thể tự gặp bác sĩ mà không có mặt cha mẹ
4. Điều trị rối loạn lo âu ở trẻ em
– Liệu pháp hành vi/liệu pháp hành vi nhận thức:
Là một liệu pháp trò chuyện có thể giúp con trẻ kiểm soát sự lo lắng bằng cách thay đổi cách chúng suy nghĩ và hành xử. Chúng dựa trên khái niệm rằng những suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác thể chất và hành động của trẻ được kết nối với nhau, và những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực có thể khiến trẻ rơi vào một vòng luẩn quẩn.
Con thường sẽ có một buổi gặp gỡ với chuyên gia trị liệu mỗi tuần một lần hoặc hai tuần một lần.
Quá trình điều trị thường kéo dài từ 5 đến 20 buổi, mỗi buổi kéo dài từ 30 đến 60 phút.
Trong các phiên điều trị, trẻ sẽ làm việc với bác sĩ trị liệu để chia các vấn đề của trẻ thành các phần riêng biệt, chẳng hạn như suy nghĩ, cảm xúc thể chất và hành động của mình.
Con và nhà trị liệu sẽ phân tích những lĩnh vực này để tìm hiểu xem chúng không thực tế hoặc không hữu ích, và xác định ảnh hưởng của chúng đối với nhau và đối với trẻ.
Sau đó, bác sĩ trị liệu sẽ có thể giúp trẻ tìm ra cách thay đổi những suy nghĩ và hành vi không có lợi.
Sau khi tìm ra những gì trẻ có thể thay đổi, bác sĩ trị liệu sẽ yêu cầu trẻ thực hành những thay đổi này trong cuộc sống hàng ngày của trẻ và trẻ sẽ thảo luận về cách trẻ tiếp tục trong buổi tiếp theo.
Mục đích cuối cùng của liệu pháp là dạy trẻ áp dụng các kỹ năng đã học được trong quá trình điều trị vào cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Điều này sẽ giúp trẻ kiểm soát các vấn đề của mình và ngăn chặn chúng có tác động tiêu cực đến cuộc sống của trẻ, ngay cả khi quá trình điều trị của trẻ kết thúc.
– Tư vấn, can thiệp từ phụ huynh-trẻ và gia đình
Có thể giúp con hiểu điều gì khiến chúng lo lắng và cho phép chúng vượt qua tình huống
– Điều trị bằng thuốc: thường SSRIs (để điều trị lâu dài) hoặc đôi khi là các thuốc benzodiazepine để làm giảm các triệu chứng cấp tính.
SSRIs thường là lựa chọn đầu tiên cho điều trị dài hạn. Những tác dụng phụ của trẻ em có thể là đau bụng, ỉa chảy, mất ngủ, tăng cân hoặc những phản ứng kích động, giải ức chế về hành vi (những ảnh hưởng này thường từ nhẹ đến trung bình). Các tác dụng phụ về hành vi là không đồng nhất và có thể xảy ra với bất kỳ thuốc chống trầm cảm và bất cứ lúc nào trong quá trình điều trị. Do đó, trẻ em và vị thành niên uống các loại thuốc này phải được theo dõi chặt chẽ.