Đối với mỗi giai đoạn phát triển thì tâm lý của trẻ cũng sẽ thay đổi theo. Các bậc cha mẹ cần tìm hiểu nắm bắt tâm lý của con theo từng lứa tuổi cụ thể để tiện chăm sóc, có cách dạy bảo con phù hợp nhất. Dưới đây là sự phát triển tâm lý trẻ lên 2, hãy cùng mecuti.vn tham khảo để có thêm kinh nghiệm nuôi dạy con nhé!
1. “Chiến lược” của bạn
Mặc dù chính bạn cũng đôi lúc muốn la hét hay quát mắng con để giải tỏa cơn giận trước sự phiền toái của bé, điều tốt nhất nên làm lúc này là giữ bình tĩnh, ở gần bé và giúp con giải tỏa cảm xúc của mình. Một cái ôm và một bờ vai để con dụi đầu khóc có thể là tất cả những gì bé cần để cảm thấy dễ chịu hơn. Bạn cũng có thể làm bé xao nhãng bằng cách bày cho bé một trò chơi trong nhà hoặc đưa bé một món đồ chơi nào khác.
Nếu bạn đang ở nơi công cộng hay tại nhà của một ai đó, nên nắm tay và đưa bé đến một nơi mà hai mẹ con có thể ngồi bình tĩnh cho đến khi tâm trạng nguội dần. Nên kiên trì cho đến khi bé đủ lớn để hiểu và tuân thủ các quy tắc, khi bé được 2 tuổi rưỡi đến 3 tuổi.
Ba mẹ nên nắm rõ các đặc điểm về tâm lý của trẻ để ứng xử tạo điều kiện cho bé phát triển.
2. Sự phát triển của bé 2 tuổi: Chơi trò giả vờ và biểu lộ sự trìu mến
Bé yêu của bạn có thích thử mang giày của ba mẹ không? Bé có cố gắng để mặc áo, đội mũ hoặc đeo kính của ba mẹ? Nếu có, bé đang biểu lộ với bạn và với chính mình rằng bé ý thức được việc đang lớn lên và bé muốn được như bạn.
Bạn cũng có thể để ý cách bé giả vờ chơi với thú nhồi bông và búp bê. Bé sẽ đóng vai ba mẹ đang nuôi con bằng cách cho chú khỉ nhồi bông ăn một “quả chuối”, thực ra là một khối gỗ màu vàng, hoặc nhét thú bông dưới một cái mền và hát ru. Giả vờ chơi như thế này là một ví dụ tuyệt vời của sự bắt chước, và là dấu hiệu cho thấy con bạn đang học tập cách đồng cảm với người khác.
Nhiều trẻ em 20 tháng tuổi rất thích biểu lộ sự trìu mến. Bé yêu có thể thích ngồi trên lòng ba mẹ để được âu yếm, bởi bé biết đó là thời gian có được sự quan tâm trọn vẹn của bạn, điều mà bé yêu thích. Bé cũng có thể muốn giúp bạn những việc lặt vặt trong nhà, tất cả mọi thứ từ việc gấp quần áo và mở các túi mua hàng cho đến việc quét sàn nhà bếp.
Tất nhiên bé thực sự muốn làm những việc này mà không có sự giúp đỡ của bạn, mặc dù có những việc bé chưa làm được. Điều này có thể làm bạn bị chậm lại một chút, nhưng lời khuyên cho bạn là nên dành thời gian tìm hiểu cách cho bé cơ hội giúp đỡ mẹ mà vẫn giữ bé được an toàn. Theo thời gian, bạn sẽ nhận ra những điều này không chỉ gắn kết tình cảm gia đình mà còn tạo cho bé ý thức tốt trong cuộc sống ngay khi còn nhỏ.
Hiểu về quá trình phát triển tâm lý của bé, cha mẹ sẽ biết cách tạo điều kiện cho con mình tăng trưởng và phát triển một cách toàn diện nhất. Hy vọng những thông tin trên sẽ góp phần tạo nên thành công của bạn khi nuôi dưỡng con cái. Chúc bé yêu nhà bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe. Đừng quên đồng hành cùng mecuti.vn để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!