Một trong những thói quen xấu của các bậc phụ huynh đó là tự cho mình quyền được nổi giận, quát mắng con thậm tệ. Tuy nhiên, bố mẹ cần biết rằng tác hại của việc quát mắng trẻ là vô cùng nặng nề, thậm chí còn tồi tệ hơn cả đòn roi.
29/08/2019
Quát mắng trẻ cho thấy kỹ năng nuôi dạy con chưa khoa học
Làm cha làm mẹ với quá nhiều áp lực dồn lên vai đôi khi khiến cho cả tinh thần lẫn thể xác mệt mỏi và căng thẳng. Điều này thường được đem ra để lý giải cho việc không ít bậc làm cha mẹ có thói quen giáo dục con không đúng đó là quát mắng, dùng những lời lẽ nặng nề để dạy dỗ trẻ.
Bố mẹ thường nghĩ rằng làm như vậy sẽ giúp trẻ hiểu ra vấn đề và biết cách tự sửa để tốt hơn. Tuy nhiên, thực chất thì tác dụng của việc quát mắng trẻ không hề đem lại lợi ích như vậy. Bởi theo các chuyên gia thì trẻ con từ 0 – 6 tuổi không kết nối giữa việc la mắng của bạn với điều bé làm sai. Bởi đối với bộ não của trẻ thì hành động làm sai và la mắng là hai khái niệm trừu tượng, trẻ sẽ không thể hiểu và kết nối chúng với nhau.
Tác hại của việc quát mắng trẻ là rất nặng nề đến tâm lý cũng như hành vi của trẻ sau này
Trong khi đó, việc quát mắng trẻ lại làm tổn thương đến tâm lý, thậm chí là trí não của trẻ. Việc làm tệ hại này khiến cho những đứa trẻ đã hình thành ý thức bị tổn thương sâu sắc, chúng sẽ chỉ ghi nhớ những lời nói dọa nạt, quát mắng, chê bai của bố mẹ chứ không thể hiểu ra rằng mình đã sai ở đâu, dẫn đến trẻ càng ngày càng có những hành vi đối nghịch.
Theo các chuyên gia phân tích rằng việc tổn thương thể xác đôi khi không đáng sợ bằng việc trẻ bị tổn thương về tinh thần. Thậm chí còn ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, cụ thể đó là thần kinh và trí não của trẻ.
Vì thế, là cha mẹ hiện đại cần phải hiểu rõ tầm quan trọng của việc giáo dục con cái và các phương pháp giáo dục đúng cách. Bởi lẽ, chính cách dạy và môi trường giáo dục gia đình có tác động rất lớn đến con đường tương lai của con về sau. Và để có một kỹ năng nuôi dạy con tốt hơn la mắng và đánh phạt thì bố mẹ nên dùng những lời lẽ, hình ảnh hiện hữu đại diện cho khái niệm trừu tượng. Thay vì quát mắng, đánh đập trẻ, hãy xây dựng niềm tin cho con bằng cách dạy cho con những điều đúng đắn.
Những tác hại của việc quát mắng trẻ
Nếu bố mẹ nghĩ rằng quát mắng để giúp con nghe lời hơn hoặc ngăn trẻ không làm một việc gì đó thì thực chất nó sẽ phản tác dụng và gây ra nhiều tác hại như:
Trẻ sẽ hình thành nỗi lo âu, sợ hãi hoặc cha mẹ sẽ bị từ chối
Tác hại của việc quát mắng trẻ đầu tiên là khiến cho trẻ hình thành nỗi sợ hãi cũng như sự bất an về mặt tâm lý. Điều này khiến trẻ không hề nghe lời mà còn phản ứng lại một cách cực đoan. Và rồi nếu xảy ra việc tương tự như vậy thì trẻ sẽ dễ cáu gắt, giận dữ chứ không còn ngoan ngoãn như lần đầu nữa.
Quát mắng có thể “giết chết” sự sáng tạo của trẻ
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo. Bởi vì tâm lý của trẻ luôn trong trạng thái sợ sệt, làm gì cũng có thể bị la bị mắng, từ đó trẻ không còn đặt niềm tin vào người lớn nữa. Hơn thế nữa, điều này còn khiến trẻ trở nên tự ti, sống khép kín, không thích chia sẻ…
Khiến trẻ mất ý thức tự giác trong học tập
Chính vì nỗi sợ hãi bị la mắng nên những đứa trẻ đang trong độ tuổi học hành sẽ dần mất đi ý thức tự học. Hơn vậy nữa, bất kỳ việc gì trẻ cũng không chủ động làm hoặc làm chỉ một chút rồi dừng vì sợ bị la. Về lâu dài thì điều này làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, khiến trẻ bị tụt lùi so với những bạn đồng trang lứa và rất nhiều rắc rối về sau.
Cách dạy trẻ ngoan ngoãn mà không cân phải quát mắng hay dọa nạt
Với những thông tin về tác hại của việc quát mắng trẻ như ở trên thì rõ ràng việc làm này không đem lại bất kỳ lợi ích hay ý nghĩa giáo dục nào cả. Thay vào đó, bố mẹ nên dạy con những điều đúng đắn với giọng điệu thật sự nghiêm túc và mỗi khi nhắc nhở trẻ một điều gì đó thì phải có một lý do thật sự thích hợp.
Bố mẹ nên nhắc nhở trẻ về những điều trẻ làm sai một cách nghiêm túc thay vì quát mắng trẻ
Đặc biệt, bố mẹ cũng nên thể hiện sự khen ngợi bằng lời nói hoặc hành động khi con có hành vi hay lời nói tốt. Ngoài ra, hãy để trẻ tự do làm những điều mình thích và bố mẹ sẽ là người theo dõi con thông qua nhiều khía cạnh khác nhau như:
- Khả năng vận động của con qua các giai đoạn phát triển;
- Khả năng sử dụng linh hoạt tay chân cũng như thông qua việc trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ.