Để giúp mẹ có thêm kinh nghiệm về cách chăm sóc và giảm đau khi bé bị ốm dưới đây là những mẹo vặt hữu ích cho các mẹ.
1. Mẹo giảm đau khi bé mọc răng
Để giảm đau cho bé mẹ cho một chiếc thìa inox vào trong tủ lạnh rồi áp vào phần đau của bé
Khi mọc răng, trẻ thường bị sốt và đau ở phần răng đang nhú lên. Để giảm đau mẹ cho một chiếc thìa inox vào trong tủ lạnh, để vài phút rồi dùng chiếc thìa này áp vào vùng đau của bé. Hơi lạnh có tác dụng làm dịu những cơn đau, giúp bé dễ chịu hơn.
2. Mẹo giảm đau tai cho trẻ
Nếu trẻ bị đau tai mẹ dùng một ít muối hạt thêm một ít tinh dầu vào một chiếc tất sạch. Sau đó làm nóng tất ở nhiệt độ vừa phải, trong vòng 5 phút, rồi dùng tất đã hơ nóng áp vào tai của trẻ. Khoáng chất và tinh dầu sẽ giúp bé dễ chịu và giảm đau rất hiệu quả.
3. Lập bảng theo dõi lượng thuốc cho con uống mỗi ngày
Nên lập bảng theo dõi việc con uống thuốc
Nếu con bạn phải điều trị bệnh trong một thời gian dài, phải uống nhiều thuốc. Để tránh tình trạng quên cho con uống thuốc hay uống không đúng thời gian, bạn nên lập một bảng theo dõi lượng thuốc cho con uống mỗi ngày. Trong đó ghi rõ tên thuốc, số lượng cần uống, thời gian uống và khả năng phục hồi của con sau khi uống thuốc. Cách này sẽ giúp bạn thông báo chính xác cho bác sĩ tình trạng bệnh của con sau khi điều trị.
4. Kẹo dẻo làm giảm cơn đau họng cho bé
Đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh kẹo dẻo có tác dụng giảm đau họng cho trẻ. Tuy nhiên những bà mẹ có kinh nghiệm nuôi con đã áp dụng phương pháp này và có hiệu quả rõ rệt. Vì thế người ta tin rằng trong kẹo dẻo có chứa thành phần giúp làm dịu những cơn đau họng.
5. Giảm đau răng bằng kem và trà hoa cúc
Trà hoa cúc sẽ giúp làm giảm cơn đau của bé
Khi trẻ bị đau răng mẹ có thể cho bé ăn một cây kem lạnh, sẽ giúp bé giảm đau ngay lập tức. Tuy nhiên nếu bé bị sâu răng thì không nên áp dụng cách này vì đường có trong kem sẽ làm răng bé bị đau hơn. Ngoài ra với những bé ngứa lợi do mọc răng, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để bé cắn, mặt khác mẹ có thể dùng khăn ngâm trong trà hoa cúc nóng rồi chườm lên vùng bị đau, cách này cũng sẽ giúp bé dễ chịu hơn rất nhiều.
6. Bột soda giúp gỡ những mảnh dằm gỗ trên người bé dễ dàng hơn
Khi trẻ bị dằm gỗ làm bị thương mẹ có thể dùng bột soda trộn với nước sau đó dùng nước này bôi lên vùng da bị tổn thương, rồi dùng băng gạc y tế băng bó lại trong vòng 1 giờ. Với cách này mẹ sẽ dễ dàng gỡ những mảnh dằm gỗ ra khỏi cơ thể bé, vừa an toàn mà không làm trẻ bị đau đớn.
7. Làm dịu vùng da miệng bị khô và loét cho trẻ bằng sữa
Sữa làm dịu da
Vào mùa đông trẻ thường bị khô, nứt và lở loét miệng, thay vì dùng thuốc mỡ mẹ có thể dùng sữa bôi vào phần da bị khô, nứt nẻ, lở loét. Sữa sẽ làm dịu vùng da bị tổn thương và làm giảm đau đớn cho bé rất hiệu quả.
8. Giảm ho cho bé bằng cách bôi dầu gió vào lòng bàn chân
Ho vào ban đêm không chỉ ảnh hưởng đến những người xung quanh mà còn gây hại cho sức khỏe của bé. Để giúp bé ngủ ngon và cắt những cơn ho mẹ hãy dùng dầu gió, cao bạch hổ hoặc dầu cù là bôi… vào hai lòng bàn chân của bé, sau đó cho bé đi tất chân để giữ ấm chân. Cách này sẽ giúp bé hạn chế những cơn ho và ngủ ngon hơn.
9. Kẹo mút giúp bé uống thuốc dễ dàng hơn
Với những trẻ không thích uống thuốc mẹ có thể dùng một cây kẹo mút nhỏ, nhúng kẹo vào nước thuốc rồi cho bé mút. Vị ngọt của kẹo giúp bé dễ dàng uống thuốc hơn. Tuy nhiên trước khi dùng cách này mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ trước nhé!
10. Lô hội và đá lạnh giúp làm dịu làn da bị cháy nắng của bé
Nha đam làm dịu da cháy nắng của bé
Vào những ngày nóng bức, nếu phải thường xuyên đi ra ngoài trẻ dễ bị cháy nắng, bỏng nắng. Để làm dịu vết cháy nắng cho bé mẹ dùng gel cây lô hội cho vào đá lạnh, sau đó đắp cả lô hội và đá lên da bé sẽ giúp giảm bỏng rát cho bé nhanh chóng.
11. Massage bụng giúp điều trị chứng đầy hơi cho bé
Với những bé bị đầy bụng, khó tiêu mẹ có thể massage nhẹ nhàng vùng bụng cho bé, cách này vừa có tác dụng giảm đau, giúp bé dễ chịu vừa giúp chữa trị chứng đầy hơi hiệu quả cho bé.
12. Chữa vết bỏng nhẹ cho bé bằng thuốc nam
Nhọ nồi chữa bỏng da nhẹ hiệu quả
Khi trẻ bị bỏng nhẹ mẹ có thể dùng một số loại thuốc nam quanh nhà như: nhọ nồi, lá trầu không, lá khoai lang giã nhỏ, lấy nước bôi lên vết bỏng và đắp bã lên vết bỏng sẽ làm dịu da và giúp bé giảm đau đớn rất hiệu quả. Ngoài ra mẹ cũng có thể dùng lòng trắng trứng gà, mỡ trăn, dầu cá để bôi lên vết bỏng của bé cũng có tác dụng tương tự.
13. Giúp bé hết nghẹt mũi bằng cách cho bé xông hơi nước muối
Với những trẻ bị nghẹt mũi, cách đơn giản nhất mẹ dùng nước nóng và một ít muối hạt cho vào chậu, sau đó đặt trong phòng tắm và cho bé xông hơi. Hơi nước nóng và muối có tác dụng làm ẩm khoang mũi của bé, vì thế sẽ giúp bé dễ dàng thở hơn.
14. Giảm đau và sưng do muỗi đốt cho bé bằng sữa mẹ và đá lạnh
Đá lạnh giúp giảm sưng tấy do muỗi đốt rất tốt
Khi trẻ bị muối đốt mẹ có thể vắt vài giọt sữa bôi lên vùng da bé. Sữa mẹ có tính kháng khuẩn cao giúp da bé dịu và không bị viêm nhiễm. Ngoài ra mẹ cũng có thể đá để chườm, khoai tây, chanh, giấm, mật ong …đều được.
15. Hạ sốt cho bé bằng cây nhọ nồi
Khi trẻ bị sốt mẹ dùng cây nhọ nồi, rửa sạch đun sôi cùng nước muối. Sau đó giã hoặc xay nhuyễn lọc lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho trẻ uống khoảng 50ml là được. Đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên đun sôi lấy nước cho bé uống.
16. Chữa đau mắt đỏ cho bé bằng muối tinh không có i-ốt
Muối tinh giúp điều trị chứng đau mắt đỏ cho bé khá hiệu quả
Với những trẻ bị đau mắt đỏ mẹ dùng 1 thìa cà phê muối tinh không có i-ốt, hòa tan với 1 lít nước sôi để nguội, cho vào chai thủy tinh đã khử trùng. Mỗi ngày mẹ dùng nước này lau mắt cho bé từ 4-5 lần, mỗi lần vệ sinh nhắc bé nhấp nháy mắt để nước muối chảy vào bên trong mắt.