Dạy trẻ học nói là một điều thú vị đối với bố mẹ khi nuôi dạy con. Tuy nhiên, nếu chẳng may nếu bé chậm nói, việc nhận ra những dấu hiệu và có phương pháp dạy con hiệu quả sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này cho con. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm về tình trạng trẻ chậm nói và tìm câu trả lời cho câu hỏi bé chậm nói phải làm sao nhé!
Khả năng nói là sự diễn đạt bằng lời với cách phát âm và từ ngữ phải rõ ràng. Còn ngôn ngữ là những gì trẻ hiểu được từ việc tiếp nhận thông tin. Qua đó, trẻ có thể biết được đâu là ngôn ngữ bằng lời, đâu là ngôn ngữ viết.
Vấn đề nói và viết khác nhau nhưng cũng có điểm tương đồng. Ví dụ, một đứa trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể phát âm từ tốt nhưng chúng chỉ có thể ghép 2 từ lại với nhau. Còn với trẻ chậm phát triển khả năng nói, chúng có thể sử dụng được từ và cụm từ để diễn đạt nhưng lại rất khó hiểu.
Nguyên nhân trẻ chậm nói là gì?
Bé chậm nói thường có thể là xuất phát từ những vấn đề về lưỡi và vòm miệng. Não bộ chịu trách nhiệm về lời nói. Nếu não bộ không phối hợp hoạt động của môi và lưỡi, bé sẽ gặp vấn đề về chậm phát triển kỹ năng nói.
Bên cạnh đó, các vấn đề về thính giác cũng liên quan đến việc trẻ chậm nói. Nếu gặp vấn đề về thính giác, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nói, hiểu, bắt chước cũng như sử dụng ngôn ngữ. Đặc biệt, nhiễm trùng tai là nhiễm trùng mạn tính làm ảnh hưởng đến thính giác. Nếu thính giác bình thường hay ít nhất là một tai có thể nghe được thì khả năng nói của trẻ sẽ phát triển bình thường.
Các giai đoạn phát triển kỹ năng nói ở trẻ
Độ tuổi trẻ phát triển các kỹ năng nói và ngôn ngữ có thể khác nhau¹. Trong suốt quá trình kiểm tra sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ quan sát để biết trẻ đã đạt được những cột mốc phát triển nào.
Giai đoạn trẻ trước 12 tháng
Vào khoảng 9 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phát âm thành thạo và sử dụng những ngữ điệu khác nhau để gọi “ma ma” hay “ba ba” mặc dù chúng không hiểu từ đó có nghĩa gì. Khi gần 1 tuổi, trẻ có thể nói những từ liên quan đến môi trường xung quanh bằng cách chú ý đến âm thanh xung quanh và bắt đầu nhận biết tên của những đồ vật thông thường như chai, banh… Nếu bé chăm chú quan sát nhưng không phản ứng lại âm thanh, có thể thính giác của bé gặp sự cố.
Giai đoạn trẻ từ 12 – 15 tháng
Trẻ ở độ tuổi này có thể nói những âm khác nhau p, b, m, n. Ngoài ra, chúng cũng có thể bắt chước những âm thanh hay những từ nghe thấy như “ma ma” hay “ba ba”. Những từ bé có thể nói được đầu tiên thường là “bé”, “quả bóng”. Bé cũng có thể nói câu nói đơn giản như “Cho con đồ chơi đi”…
Giai đoạn trẻ từ 18 – 24 tháng
Hầu hết trẻ có thể nói khoảng 20 từ khi 18 tháng. Đến lúc 2 tuổi, trẻ có thể nói được 50 từ và ghép 2 từ lại với nhau để tạo thành câu đơn giản, chẳng hạn như: “Bé khóc” hay “Bố to”. Một đứa trẻ 2 tuổi có thể nhận biết được những đồ vật thông thường ở người và cả trong tranh ảnh. Ví dụ, trẻ có thể chỉ ra mắt, tai, mũi khi bạn hỏi và chúng cũng có khả năng hiểu những yêu cầu mà bạn đưa ra.
Giải đoạn trẻ từ 2 – 3 tuổi
Việc trẻ thường xuyên nói chuyện có thể làm tăng vốn từ vựng của mình. Khi học được nhiều từ, trẻ có thể kết hợp chúng lại với nhau để tạo thành câu. Khi 3 tuổi, sự hiểu biết của trẻ cũng tăng lên phần nào. Lúc này, trẻ có thể hiểu được những câu mệnh lệnh như “Đặt nó lên bàn” hay “Để xuống gầm giường’’. Ngoài ra, trẻ cũng có khả năng phân biệt được màu sắc và hiểu được khái niệm so sánh (lớn, nhỏ…).
Chẩn đoán trẻ chậm nói và cách điều trị
Bé chậm nói phải làm sao? Nếu bạn nghi ngờ bé chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ, cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ năng nói và ngôn ngữ của trẻ thông qua bài kiểm tra chuyên biệt. Bạn cũng có thể tự tìm nhà nghiên cứu bệnh học về ngôn ngữ để được tư vấn hoặc tìm dịch vụ chăm sóc đặc biệt cho con.
Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ và nói của bé qua những mục sau đây:
- Con có thể hiểu gì (khả năng tiếp thu ngôn ngữ)?
- Con có thể nói (khả năng diễn đạt ngôn ngữ)?
- Con có những cử chỉ như chỉ trỏ, lắc đầu… hay không?
- Phát triển âm thanh và rõ ràng trong lời nói.
- Tình trạng răng miệng của trẻ (mũi, miệng, vòm miệng có hoạt động cho việc nói chuyện tốt như như lúc nhai và nuốt hay không).
Dựa vào kết quả này, bác sĩ sẽ cho bạn biết về tình trạng bệnh lý của trẻ và đề nghị cách điều trị cho con. Các chuyên gia về ngôn ngữ học sẽ làm việc với con để cải thiện vấn đề ngôn ngữ và hướng dẫn bạn nên làm gì để giúp trẻ tốt hơn.
Phương pháp dạy trẻ chậm nói dành cho bố mẹ
Sự hỗ trợ của bố mẹ trong việc dạy bé tập nói là một phần quan trọng trong việc cải thiện tình trạng của con. Dưới đây là một số cách để khuyến khích trẻ chậm nói phát triển khả năng nói:
- Dành nhiều thời gian nói chuyện với con. Khi con còn nhỏ, bạn có thể nói chuyện, hát và yêu cầu con bắt chước âm thanh và cử chỉ đó.
- Đọc sách cho con nghe cũng là một ý kiến không tồi và bạn nên làm điều này ngay từ khi còn nhỏ. Hãy tìm những loại sách hay truyện phù hợp với lứa tuổi của con. Bạn có thể cho bé nghe truyện Pat và Bunny và nói con bắt chước những hành động như vỗ tay. Sau đó, bạn có thể bảo con chỉ vào những hình ảnh dễ nhận biết và để con đặt tên cho chúng. Ngoài ra, bạn yêu cầu con dự đoán điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Trẻ còn nhỏ có thể ghi nhớ những câu chuyện mà trẻ yêu thích.
- Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng những tình huống hàng ngày để cải thiện khả năng ngôn ngữ cho con. Hãy nói chuyện với con suốt ngày, ví dụ: nói tên của những món ăn trong cửa hàng, giải thích với con rằng bạn đang làm gì lúc nấu ăn (cắt bầu, luộc rau, nấu cơm, kho thịt) và dọn dẹp phòng hoặc nói cho con biết con đang nghe âm thanh gì.
Việc phát hiện ra sự chậm nói ở trẻ là điều cần thiết. Với những phương pháp trên, con bạn sẽ dần cải thiện và hòa nhập với mọi người xung quanh.