1. Tác hại của gù lưng đối với cuộc sống của trẻ
Gù lưng được xem là chứng rối loạn phát triển cột sống và gây ra dị dạng cho lưng nên được gọi là gù. Biểu hiện của bệnh lý này là phần cột sống dưới đốt sống cổ cong ra sau và nhô cao so với bình thường. Từ đó, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của con trẻ thậm chí trẻ phải đeo mang dị dạng đến suốt đời. Mức độ gù nhẹ chỉ làm mất thẩm mỹ, dáng đi thô kệch thiếu tự nhiên.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng đến sự phát triển hệ xương sống và lưng trẻ. Ảnh Internet
Trường hợp bố mẹ phát hiện muộn tật hay bệnh liên quan đến cột sống cụ thể là gù lưng sẽ gây nên tác hại rất lớn đến sức khỏe của trẻ như cận thị, ảnh hưởng đến tim mạch, đau nhức xương khớp. Nặng hơn, gù lưng còn khiến lồng ngực trẻ bị lép, làm dung tích phổi giảm, tác động xấu đến hệ hô hấp, khiến trẻ cảm thấy khó thở mỗi khi hoạt động quá sức, dần dần sức khỏe suy yếu và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Thế nên, để phòng chống gù lưng cho trẻ, ngay từ bây giờ, bố mẹ không chỉ điều chỉnh tư thế đi đứng, dáng ngồi sao cho thẳng mà còn phải hướng dẫn trẻ cách ngủ sao cho đúng tư thế.
2. Tập tư thế ngủ tránh gù lưng cho bé
Làm thế nào để không bị gù lưng qua tư thế ngủ đúng thực tế không hề khó. Trước hết, mẹ nên cho bé ngủ trên 1 cái giường chắc chắn, bên dưới lót 1 tấm chiếu hoặc 1 chiếc nệm cứng như nệm cao su chẳng hạn. Việc trang bị như vậy sẽ giữ cho lưng trẻ thẳng và cơ thể được thư giãn, ngủ sẽ ngon giấc hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cho bé 1 chiếc gối mỏng để ngủ bằng cách kê thấp hơn đầu trẻ 1 chút, khoảng cách để gối phù hợp nhất là từ gáy đến ngang vai của trẻ. Hoặc, sẽ tốt hơn nếu mẹ tập cho trẻ thói quen ngủ không dùng gối. Cách này giúp lưng của trẻ sẽ được duỗi thẳng và các khớp xương không phải bị đè nén nên sẽ giãn nở nhanh, vừa tránh gù lưng vừa cải thiện chiều cao cho con.
Mẹ nên tập cho trẻ nằm ngửa khi ngủ để tránh gù lưng. Ảnh Internet
Tư thế ngủ tránh gù lưng đúng cách mà phụ huynh nên tập cho trẻ đó là nằm ngửa bụng lên, và chân tay nên duỗi thẳng tự nhiên về phía chân giường. Đồng thời, cơ thể lúc nào cũng phải nằm trong tư thế thoải mái nhất. Nếu không thể nằm ngửa quá lâu, trong lúc ngủ, bé có thể quay đầu sang phải hoặc co tay chân. Chỉ cần mẹ giữ thân bé thật thẳng là được.
Lúc đầu, bé sẽ cảm thấy khó chịu nhưng bố mẹ hãy thật kiên trì hướng dẫn bé nằm ngủ như tư thế trên nhé. Bởi vì, điều này sẽ giúp bé có giấc ngủ sâu, khi thức giấc sẽ có cảm giác thoải mái, lưng bé sẽ thẳng hơn, các đốt sống cũng như hệ xương phát triển hơn.
3. Cần lưu ý những gì khi giữ tư thế ngủ tránh gù lưng đúng cách cho trẻ?
Để có 1 tư thế ngủ hạn chế gù lưng ở trẻ đúng cách thì trước tiên, mẹ nên loại bỏ những gối cao và quá dày. Vì những chiếc gối đó rất có hại cho hệ thống xương khớp còn non mềm của trẻ, khiến đốt sống cổ của trẻ bị cong về trước dẫn đến lưng uốn cong hơn và khó mà an giấc được.
Ngoài ra mẹ không nên cho bé nằm trên 1 cái nệm mềm mại, hoặc quá bèo nhèo, sẽ làm lưng trẻ cong hơn, về lâu dài khiến lưng trẻ gù, trông rất mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Để trẻ đồng ý với tư thế ngủ tránh gù lưng này, 1 lời khuyên dành cho phụ huynh đó là đầu tiên chỉ nên tập cho trẻ dùng gối mỏng khi ngủ trước.
Không nên cho trẻ ngủ gối quá cao và nằm nghiêng về 1 phía quá lâu để tránh gù lưng. Ảnh Internet
Sau 1 tuần quen rồi, mẹ hãy cho bé ngủ không cần gối và cuối cùng mẹ kết hợp cho bé ngủ thẳng người và không dùng gối. Lần lượt từng bước như vậy sẽ giúp trẻ tập được thói quen ngủ đúng tư thế tránh gù lưng một cách dễ dàng hơn. Trong lúc ngủ, mẹ nên chú ý nếu trẻ ngủ với tư thế quay sang một bên, lưng cong lại và tay chân co rút vào thân người thì phải sửa lại ngay cho con, vì điều này rất có hại cho lưng trẻ.
Như vậy, để tập cho con tư thế ngủ tránh gù lưng đúng cách, bố mẹ nên dùng nệm chắc chắc, không kê gối và cho trẻ nằm ngửa, cơ thể duỗi thẳng khi ngủ. Khi tập cho con có tư thế ngủ đúng và duy trì thành thói quen, bố mẹ không chỉ giúp con tránh được tình trạng gù lưng, hay các bệnh khác liên quan đến cột sống, mà giấc ngủ của con mỗi ngày cũng trở nên sâu; ngon giấc hơn.